Trên con đường phát triển của y học hiện đại, nghiên cứu về tế bào gốc đang dần mở ra những khía cạnh mới, hứa hẹn mang lại những đột phá lớn trong điều trị bệnh. Cùng Bhmed tìm hiểu lịch sử nghiên cứu tế bào gốc để khám phá xem việc nghiên cứu tế bào gốc có từ bao giờ và các thành tựu mà nghiên cứu tế bào gốc đã đạt được. 

1. Giới thiệu tổng quan về tế bào gốc

Tế bào gốc là các tế bào có khả năng biệt hóa thành các loại tế bào chuyên biệt trong cơ thể. Tế bào gốc có nhiều nguồn cung khác nhau. 

Dựa theo nguồn gốc, tế bào gốc được phân loại thành:

Tế bào gốc là tế bào có thể biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt trong cơ thể

Tế bào gốc là tế bào có thể biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt trong cơ thể

Tế bào gốc đang được ứng dụng trong y học tái tạo, điều trị bệnh và nghiên cứu phát triển thuốc: 

  • Trong lĩnh vực y học tái tạo: Tế bào gốc chính là hệ thống sửa chữa tự nhiên của cơ thể con người, giúp thay thế và phục hồi các tế bào bị tổn thương hoặc đã lão hóa. Điều này mở ra cánh cửa cho việc sử dụng tế bào gốc trong điều trị nhiều loại bệnh nan y và nguy hiểm.
  • Hỗ trợ tìm hiểu cơ chế bệnh lý: Khả năng biến hóa của tế bào gốc giúp chuyên gia y học hiểu rõ hơn về cơ chế gây bệnh bằng cách nghiên cứu quá trình biểu hiện của tế bào gốc.
  • Thử nghiệm và phát triển thuốc: Tế bào gốc cung cấp phương tiện cho việc kiểm tra độ an toàn và tác động của các loại thuốc đối với cơ thể, giúp xác định tác động của chúng đến tế bào, từ đó tối ưu hóa công dụng và giảm tác động phụ.
  • Làm đẹp: Áp dụng tế bào gốc không chỉ giúp cải thiện dấu hiệu lão hóa da mà còn kích thích sản xuất collagen và elastin, se lỗ chân lông, làm sáng da. Hơn nữa, tế bào gốc cũng giúp da trở nên săn chắc, giúp giảm mụn và thâm mụn.
Tế bào gốc được sử dụng để nghiên cứu thuốc

Tế bào gốc được sử dụng để nghiên cứu thuốc

2. Lịch sử nghiên cứu tế bào gốc

Nghiên cứu tế bào gốc trên thế giới bắt đầu từ rất sớm và đã đạt được rất nhiều thành tựu. Còn tại Việt Nam, ngày càng có nhiều các nghiên cứu về tế bào gốc được thực hiện. 

2.1. Lịch sử nghiên cứu tế bào gốc trên thế giới

Lịch sử nghiên cứu tế bào gốc bắt đầu vào giữa thập kỷ 19, nghiên cứu về tế bào gốc ở cả người và động vật. Dưới đây là những cột mốc đáng nhớ trong lịch sử nghiên cứu tế bào gốc trên thế giới:

Đầu những năm 1900: Nghiên cứu tế bào gốc đầu tiên là thử nghiệm cấy ghép tủy xương sử dụng các tế bào gốc trưởng thành. 

  • Năm 1945: Các nhà nghiên cứu phát hiện ra tế bào gốc tạo máu. 
  • Những năm 1960: Các nhà nghiên cứu xác định được tế bào carcinoma phôi chuột là một loại tế bào gốc và khám phá ra trong não trưởng thành có tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành các tế bào thần kinh. 
  • Năm 1981: Các nhà nghiên cứu Evans, Kaufman và Martin phân lập thành công các tế bào gốc phôi từ tế bào bên trong của phôi túi chuột. 
  • Năm 1995 – 1996: Tế bào gốc phôi linh trưởng có nhân lưỡng bội được phân lập từ tế bào trong phôi túi và duy trì trên in vitro. 
  • Năm 1998: Tế bào gốc phôi người đầu tiên từ khối tế bào bên trong phôi túi được tạo thành công. 
  • Năm 1999: Các nhà nghiên cứu khẳng định khả năng chuyển biệt hóa hay tính mềm dẻo của tế bào gốc trưởng thành. 
  • Năm 2001: Phương pháp định hướng tế bào gốc biệt hóa trên in vitro tạo da các mô có thể dùng cho ghép mô. 
  • Năm 2003: Noãn bào từ tế bào gốc phôi chuột được tạo ra.
  • Tháng 4/2004: Phát hiện răng sữa là một nguồn cung cấp tế bào gốc. 
  • Ngày 19/5/2004: Ngân hàng tế bào gốc phôi thai đầu tiên trên thế giới được khai trương. 
  • Năm 2005: Kỹ thuật mới cho phép tách chiết tế bào gốc phôi mà không tổn thương vôi được nghiên cứu.
  • Năm 2007: Tìm ra phương pháp tạo tế bào gốc vạn năng từ tế bào gốc người trưởng thành.
  • Tháng 10/2007: Ba nhà nghiên cứu Mario Capecchi, Martin Evans và Oliver Smithies được nhận giải thưởng Nobel về y học cho công việc nghiên cứu tế bào gốc. 
Ba nhà nghiên cứu đã đạt giải Nobel Y học về nghiên cứu tế bào gốc

Ba nhà nghiên cứu đã đạt giải Nobel Y học về nghiên cứu tế bào gốc

2.2. Lịch sử nghiên cứu tế bào gốc trong nước

Việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong nước đã có từ cuối thập kỷ 20, những năm 1990. Dưới đây là một số cột mốc quan trọng trong lịch sử nghiên cứu tế bào gốc tại Việt Nam:

  • Tháng 7/1995: Cấy ghép tế bào gốc tạo máu tủy xương cho bệnh nhân bị bạch cầu dòng tủy lần đầu tiên. 
  • Năm 1996: Học viện Quân Y cấy ghép thành công tế bào sừng, ứng dụng nuôi cấy nguyên bào sợi.  
  • Năm 1998: Nhân bản phôi sao la thành công.
  • Năm 2003: Nuôi cấy tế bào gốc tủy xương chuột nhắt trắng, tạo phôi chuột và phôi heo bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thành công. 
  • Năm 2004: Phân lập, nuôi cấy các tế bào gốc từ phôi chuột thông qua nuôi cấy phôi nguyên. 
  • Năm 2005: Phân lập, nuôi cấy các tế bào mầm sinh dục từ rãnh sinh dục chuột và biệt hóa thành công các tế bào nguyên sợi từ phôi chuột, tế bào gốc trung mô từ tủy xương để thành tế bào tạo mỡ. 
  • Năm 2007: Thành công biệt hóa các tế bào gốc trung mô từ tủy xương chuột, từ máu cuống rốn thành tế bào mỡ.
  • Tháng 9/2007: Th.S Phan Kim Ngọc, Trung tâm đào tạo cán bộ Y tế TPHCM và bệnh viện mắt tiến hành ca ghép tế bào gốc rìa giác mạc đầu tiên. 
Th.S Phan Kim Ngọc - Người tiến hành ca ghép tế bào gốc rìa giác mạc đầu tiên

Th.S Phan Kim Ngọc – Người tiến hành ca ghép tế bào gốc rìa giác mạc đầu tiên

Đọc thêm từ Bhmed

Tế bào gốc toàn năng: Đặc điểm và tiềm năng ứng dụng

Tế bào gốc vạn năng (PSC): Khái niệm, nguồn gốc, ứng dụng

3. Vấn đề an toàn và hiệu quả trong liệu pháp tế bào gốc

Liệu pháp tế bào gốc đã thu hút được rất nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây nhờ tiềm năng lớn trong việc điều trị các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên trước khi quyết định thực hiện các liệu pháp tế bào gốc, bạn cần nắm được những vấn đề về an toàn và hiệu quả của liệu pháp này. 

  • Quảng cáo sai thông tin: Một số địa chỉ ứng dụng liệu pháp tế bào gốc chưa được nghiên cứu hoặc phê duyệt và quảng cáo thông tin sai sự thật. Bạn cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín và có kinh nghiệm trong thực hiện liệu pháp tế bào gốc.
  • Có thể xảy ra các phản ứng bất lợi: Các liệu pháp tế bào gốc được đánh giá là an toàn nhưng vẫn có khả năng xảy ra các phản ứng bất lợi như nhiễm trùng, dị ứng, đào thải mô,… Để hạn chế được các phản ứng xấu này, bạn cần tìm hiểu rõ về nguồn gốc của tế bào gốc, loại tế bào được sử dụng và phương pháp phân phối. 
  • Vấn đề về đạo đức: Một số loại liệu pháp tế bào gốc, như tế bào gốc phôi, có thể gây ra tranh cãi về mặt đạo đức do nguồn gốc hoặc phương pháp chiết xuất của chúng.
  • Thiếu quy định: Lĩnh vực trị liệu bằng tế bào gốc còn thiếu các quy định và quy trình chuẩn hóa. Lựa chọn cơ sở y tế có uy tín và tuân thủ các tiêu chuẩn được công nhận sẽ giúp bạn đảm bảo rằng quy trình điều trị của bạn được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả.
Quảng cáo sai sự thật về tế bào gốc

Quảng cáo sai sự thật về tế bào gốc

4. Xu hướng phát triển trong tương lai

Lịch sử nghiên cứu tế bào gốc đã đạt được những bước tiến đáng kể, mở ra những triển vọng đầy hứa hẹn của liệu pháp tế bào gốc trong lĩnh vực y học. Việc kết hợp công nghệ tế bào gốc với chỉnh sửa gen như CRISPR-Cas9 mở ra những cơ hội mới cho việc chữa trị các bệnh di truyền và sửa chữa khiếm khuyết di truyền.

Với những bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như AIDS, tế bào gốc giúp kiểm soát hệ miễn dịchkích thích tái tạo mô, giảm nguy cơ các bệnh tự miễn. Ở lĩnh vực y học tái tạo, tế bào gốc mở ra cánh cửa cho việc chữa trị các bệnh như bệnh tim, Parkinson, chấn thương tủy sống thông qua việc thay thế mô và cơ quan bị hỏng bằng tế bào phát triển từ tế bào gốc.

Việc sử dụng iPSC trong y học cá nhân cung cấp phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, giảm nguy cơ đào thải miễn dịch và tạo ra nguồn tế bào cá nhân hóa không giới hạn. 

Trong tương lai, chúng ta có thể thấy sự phát triển của cơ quan và bộ phận cơ thể nhân tạo hoàn chỉnh thông qua tế bào gốc. Điều này sẽ giúp giảm số lượng bệnh nhân đang chờ ghép tạng và mang lại hy vọng cho nhiều người trong việc chữa trị bệnh tật.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã biết được lịch sử nghiên cứu tế bào gốc có từ bao giờ và những thành tựu tế bào gốc to lớn đã mang lại.