Tiềm năng to lớn của tế bào gốc phôi trong việc chữa trị các bệnh nan y và tái tạo các mô, cơ quan đã thu hút sự chú ý của không chỉ các nhà khoa học mà cả công chúng. Tuy nhiên, việc sử dụng tế bào gốc phôi cũng đặt ra không ít lo ngại về mặt đạo đức. Vậy tế bào gốc phôi là gì, có đặc tính và tiềm năng ứng dụng ra sao? Hãy cùng Bhmed tìm hiểu sau đây.
1. Tế bào gốc phôi là gì? Các loại tế bào gốc phôi
Tế bào gốc phôi là một trong 3 loại tế bào gốc của cơ thể con người: tế bào gốc trưởng thành, tế bào gốc đa năng cảm ứng và tế bào gốc phôi. Tế bào gốc phôi được hình thành trong phôi thai từ khoảng 3 đến 5 ngày tuổi, sau khi trứng được thụ tinh với tinh trùng. Quá trình hình thành tế bào gốc phôi diễn ra như sau:
-
Ngày thứ 0: Trứng và tinh trùng thụ tinh, tạo ra hợp tử lưỡng bộ.
-
Ngày thứ 0 đến ngày thứ 3: Hợp tử lưỡng bội phân chia thành các tế bào theo lũy thừa của 2.
-
Ngày thứ 3 đến ngày thứ 5: Hình thành phôi nang, trong phôi nang chứa khoảng 10 đến 20 tế bào gốc phôi.
Các tế bào gốc phôi này lại tiếp tục phát triển và biệt hóa thành các tế bào khác như: tế bào gan, tế bào da, tế bào tóc,… từ đó hoàn thiện các bộ phận của một con người. Do đó, tế bào này là một loại tế bào gốc toàn năng, có khả năng biệt hóa mạnh mẽ nhất trong các loại tế bào gốc, kể cả hình thành tế bào nhau thai. Tế bào gốc phôi được nhận định là tế bào duy nhất bởi chúng có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn các loại tế bào gốc khác.
2. Đặc điểm của tế bào gốc phôi
Tế bào gốc phôi có 3 đặc điểm chính đó là: toàn năng, tự đổi mới và sửa chữa cấu trúc, cũng như phát triển thành bất cứ tế bào nào trong cơ thể con người. Cụ thể như sau:
Toàn năng
Tế bào gốc phôi có tính toàn năng nên còn gọi là tế bào gốc vạn năng. Chúng có khả năng biệt hóa thành mọi tế bào của các mô trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 3 đến 5 ngày, hoặc trễ nhất là 7 ngày, loại tế bào này sẽ mất dần đi khả năng vạn năng của mình bởi chúng đã biệt hóa thành các mô khác.
Tự đổi mới và sửa chữa cấu trúc
Trong trường hợp các tế bào hoặc mô của cơ thể bị tổn thương và không thể phục hồi, tế bào gốc toàn năng sẽ đổi mới, sửa chữa tổn thương hoặc biệt hóa thành các tế bào mới thay cho những tế bào bị tổn thương đó. Chính vì vậy, tế bào gốc phôi được cho là có khả năng tự đổi mới và sửa chữa cấu trúc.
Vào năm 2013, theo một nghiên cứu của bệnh viện tại Pháp, tế bào gốc phôi được sử dụng để tạo ra tế bào tiền thân cơ tim (CD15 + Isl-1 +), sau đó cấy ghép cho 10 bệnh nhân suy tim nặng. Kết quả cho thấy, các tế bào này có thể sản xuất ra các tế bào cơ tim mà không có bất kỳ khối u nào. Bên cạnh đó, theo Geeta và cộng sự (2016), tại Ấn Độ, tế bào gốc phôi được sử dụng để tạo tái tạo và sửa chữa các tế bào bị tổn thương cho những bệnh nhân bị đa xơ cứng, Lyme. Kết quả cho thấy, những bệnh nhân này có sự cải thiện tích cực về vận động cơ, chức năng thần kinh và nhận thức.
Sự phát triển
Một đặc điểm khác của tế bào gốc phôi đó là khả năng phát triển vô hạn và mạnh mẽ. Chúng có thể biệt hóa thành bất cứ tế bào nào, ngay cả tế bào nhau thai. Đây là điều mà các loại tế bào gốc khác không làm được.
3. Ứng dụng của tế bào gốc phôi trong y học
Tế bào gốc phôi có hai ứng dụng chính trong y học, bao gồm việc hỗ trợ cho các nghiên cứu khoa học và việc thay thế các cơ quan bị tổn thương. Đây là những thành tựu tế bào gốc tự thân đáng chú ý, mở ra tiềm năng mới trong việc điều trị và phục hồi chức năng cho các bệnh nhân có nhu cầu ghép tạng hoặc hồi phục các mô bị hư hại.
Phục vụ cho các nghiên cứu y học
Thay vì lấy các tế bào trưởng thành trực tiếp từ cơ thể con người, ví dụ như tế bào tim, tế bào thần kinh,… các nhà khoa học có thể sử dụng tế bào gốc phôi để tạo ra chúng trong phòng thí nghiệm với phương pháp chuyển nhân tế bào sinh dưỡng.
Ngoài ra, nhờ vào quá trình biệt hóa của tế bào gốc phôi, các nhà nghiên cứu có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh và thử nghiệm các loại thuốc mới. Những nghiên cứu này có đóng góp lớn trong việc cá nhân hóa quá trình điều trị bệnh.
Thay thế các cơ quan tổn thương
Với đặc điểm phát triển vô hạn thành các tế bào chuyên biệt trong cơ thể con người, tế bào gốc phôi được kỳ vọng có thể ứng dụng để sửa chữa và thay thế các tế bào tổn thương.
4. Nguy cơ và thách thức áp dụng kỹ thuật tế bào gốc phôi
Mặc dù tế bào gốc phôi có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với tế bào gốc đa năng cảm ứng và tế bào gốc trưởng thành, nhưng chúng còn nhiều nguy cơ và thách thức như:
Thách thức khi sử dụng tế bào gốc phôi
Ngày nay, việc sử dụng tế bào gốc phôi còn gặp nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề đạo đức, tôn giáo cũng như pháp luật. Nhiều người cho rằng, việc lấy tế bào gốc phôi từ phôi thai là đang phá hủy sự sống của một con người. Tuy nhiên, cũng nhiều người cho rằng, điều này chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu trong y học.
Do đó, tế bào này thường được thu thập từ 3 nguồn sau:
-
Phôi thai dư thừa sau quá trình thụ tinh trong ống nghiệm.
-
Phôi thai được tạo thành từ trứng và tinh trùng hiến tặng.
-
Tế bào gốc phôi được tạo ra nhờ kỹ thuật nhân tế bào sinh dưỡng.
Với 3 nguồn này, nhiều quan điểm cho hay, do chưa được cấy vào tử cung nên các phôi thai chưa có đặc điểm, cảm xúc như con người. Vậy nên, chúng chỉ dùng cho y học.
Nguy cơ khi sử dụng tế bào gốc phôi
Để sử dụng tế bào gốc phôi trong các ứng dụng điều trị, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu sâu hơn nhằm hiểu rõ và kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn. Các tác hại của tế bào gốc phôi không chỉ dừng lại ở vấn đề phản ứng miễn dịch mà còn bao gồm nguy cơ hình thành khối u hoặc sự biệt hóa không mong muốn. Chính vì vậy, việc áp dụng tế bào gốc phôi vào y học cần được thực hiện cẩn trọng, và nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các tác hại tiềm tàng của loại tế bào này, hãy xem thêm bài viết chi tiết tại Tác hại của tế bào gốc
Trên đây là những thông tin về tế bào gốc phôi. Bhmed hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn có thể hiểu được tế bào gốc phôi là gì, đặc điểm, ứng dụng cũng như nguy cơ và thách thức khi ứng dụng loại tế bào này.
———————
Liệu pháp tế bào sinh học – Organotherapy
Địa chỉ: 119 Hùng Vương, P4, Q5, HCM
Hotline: 098 3131 522 – (028) 3830 6368
Fanpage: www.facebook.com/BhmedVN