Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt trong cơ thể. Ngoài tế bào gốc trưởng thành và tế bào gốc phôi, ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS).

Vậy tế bào gốc đa năng cảm ứng là gì? Cùng tìm hiểu về khái niệm về loại tế bào này, quá trình hình thành và ứng dụng tiềm năng của nó trong bài viết dưới đây của Bhmed.

1. Tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) là gì?

Tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) là loại tế bào được tạo ra từ các tế bào soma trưởng thành chuyên biệt của con người như da, máu, tóc,… kết hợp với một số lượng nhỏ gen mà các nhà khoa học đưa vào. Khác với nhóm tế bào gốc thứ nhất, bao gồm các tế bào gốc được sinh ra từ cơ thể con người, tế bào iPS thuộc nhóm tế bào gốc thứ 2, tức nhóm tế bào gốc nhân tạo.

Vào năm 2012, các nhà khoa học tạo ra loại tế bào gốc này đã được trao giải thưởng Nobel. Trong số đó, đi đầu là nhóm của Giáo sư Shinya Yamanaka tại Đại học Kyoto, Nhật Bản. Nhóm của ông đã công bố 4 kiểu gen đặc biệt mã hóa các tế bào chuyên biệt thành tế bào gốc đa năng cảm ứng. 

Tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS)

Tế bào gốc đa năng cảm ứng là loại tế bào gốc nhân tạo

2. Quá trình hình thành và phát triển tế bào gốc đa năng cảm ứng

Vậy quá trình hình thành và phát triển tế bào gốc đa năng cảm ứng diễn ra như thế nào? Dưới đây là các bước cơ bản trong việc tạo ra tế bào gốc đa năng cảm ứng iPS trong phòng thí nghiệm:

  • Bước 1: Tiến hành thu thập các tế bào da và tế bào mô đặc hiệu có cách hoạt động tương tự như tế bào gốc phôi.

  • Bước 2: Đặt các tế bào này vào trong một môi trường có kiểm soát, để các tế bào sinh sôi nhưng không biệt hóa thêm.

  • Bước 3: Các tế bào được sinh sôi ra và kiểm soát được gọi là tế bào gốc.

  • Bước 4: Kích thích các tế bào gốc theo mục đích khác nhau, hay còn gọi là phân biệt theo hướng.

Quá trình hình thành và phát triển của tế bào gốc iPS

Quá trình hình thành và phát triển của tế bào gốc iPS

3. Ứng dụng tiềm năng của tế bào gốc iPS trong lĩnh vực y học

Tế bào gốc đa năng cảm ứng iPS là loại tế bào có ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực y học bởi chúng có thể sinh sản số lượng lớn trong môi trường nuôi cấy. Bên cạnh đó, tế bào iPS còn có thể loại bỏ vấn đề đào thải dị vật ra khỏi cơ thể con người, khiến chúng trở thành một nguồn tế bào lý tưởng cho việc cấy ghép với 4 ứng dụng phổ biến sau:

Tái tạo và phục hồi chức năng của các cơ quan bị tổn thương

Nhờ khả năng biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt trong cơ thể, tế bào gốc đa năng cảm ứng có thể táo tại và phục hồi chức năng của các cơ quan bị tổn thương. Ví dụ như, tế bào gốc máu dòng lympho có thể được sử dụng để tạo thành tế bào bạch cầu lympho B, bạch cầu lympho T.

Khi đưa vào cơ thể, chúng sẽ sản sinh ra các tế bào lympho B, lympho T thay thế các tế bào lympho B, lympho T đang bị hỏng, qua đó giúp bình phục lại chức năng của các mô bị tổn thương. Tuy nhiên, tế bào gốc đa năng cảm ứng có khả năng biệt hóa giới hạn. Điển hình như tế bào gốc đơn năng, là loại chỉ chuyên biệt được thành một loại tế bào duy nhất.

Ứng dụng tế bào gốc đa năng cảm ứng

Tế bào gốc giúp tái tạo và sửa chữa các mô bị tổn thương

Thúc đẩy quá trình tái tạo và sửa chữa mô

Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc Gia Hoa Kỳ, tế bào gốc đa năng cảm ứng đã được sử dụng để phát triển thành công tế bào “chồi gan” và tế bào thần kinh. Sau khi thử nghiệm, các tế bào này đã cho thấy sự cải thiện rõ rệt về sức khỏe, vận động của bệnh nhân. Từ đó, đưa ra tín hiệu tích cực cho việc sử dụng tế bào gốc đa năng cảm ứng để thúc đẩy quá trình tái tạo và sửa chữa mô.

Sản xuất tế bào máu, bao gồm hồng cầu và bạch cầu

Năm 2014, Hiệp hội Huyết học Quốc gia Scotland (Scottish Haematology Society) đã tạo ra thành công tế bào máu O. Tế bào máu O là loại có thể truyền máu cho bất kỳ nhóm máu nào, mở ra một ứng dụng tiềm năng cực lớn trong lĩnh vực truyền máu.

tế bào gốc đa năng cảm ứng

Tế bào gốc đa năng cảm ứng mở ra tiềm năng lớn trong lĩnh vực truyền máu

Mô hình hoá bệnh lý và sàng lọc thuốc mới

Ngoài những ứng dụng trên, tế bào gốc đa năng cảm ứng còn có khả năng mô hình hóa bệnh lý và sàng lọc thuốc mới. Nhờ vào việc biệt hóa tế bào gốc đa năng cảm ứng ở bệnh nhân nan y thành tế bào bệnh, các bác sĩ có thể phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, sàng lọc các loại thuốc phù hợp.

Để có cái nhìn toàn diện hơn về các loại tế bào gốc khác như tế bào gốc trưởng thành, tế bào gốc phôi, và tế bào gốc đa năng cảm ứng, bạn có thể đọc thêm bài viết tổng quan về các loại tế bào gốc. Trong bài viết này, Bhmed sẽ giới thiệu chi tiết về đặc điểm, chức năng và ứng dụng của từng loại tế bào gốc, giúp bạn hiểu rõ hơn về sự đa dạng và tiềm năng của chúng trong y học.

Vital Cell Softgels: Giải pháp trẻ hóa toàn diện từ Thụy Sỹ

Viên uống Vital Cell Softgels, một sản phẩm từ Thụy Sỹ, kết hợp chiết xuất hoạt tính sinh học từ nhau thai cừu và các thành phần chống lão hóa tự nhiên, mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện. Với công thức độc quyền và quy trình sản xuất tiên tiến, Vital Cell Softgels không chỉ tái tạo và phục hồi tế bào, mà còn cung cấp năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, và cải thiện sức khỏe tổng thể. 

Viên uống tế bào gốc

Viên uống tế bào gốc

Viên uống này sử dụng tế bào gốc từ nhau thai cừu, giàu DNA, RNA, proteins, amino acids, peptides, collagen, elastin, enzymes và các phân tử kháng viêm. Ngoài ra, các thành phần như tinh dầu Olive, nhuyễn thể biển sâu, gan cá tuyết, hoa Anh Thảo và tỏi tươi được bổ sung để tối ưu hóa công dụng chống lão hóa, cải thiện làn da, và hỗ trợ sức khỏe.

Nhìn chung, tế bào gốc đa năng cảm ứng là loại tế bào gốc nhân tạo từ một số loại tế bào chuyên biệt trên cơ thể con người. Qua bài viết trên, Bhmed hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về tế bào gốc đa năng cảm ứng là gì, quá trình hình thành cùng những ứng dụng tiềm năng của tế bào gốc đa năng cảm ứng trong ngành y học.

———————
Liệu pháp tế bào sinh học – Organotherapy
Địa chỉ: 119 Hùng Vương, P4, Q5, HCM
Hotline: 098 3131 522 – (028) 3830 6368
Fanpage: www.facebook.com/BhmedVN

Nguồn tài liệu tham khảo
Induced Pluripotent Stem Cells and Their Potential for Basic and Clinical Sciences – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3584308/