Hiện nay, việc sử dụng phương pháp cấy tế bào gốc trong lĩnh vực làm đẹp ngày càng phổ biến. Với nhiều công dụng nổi bật, tế bào gốc đã giúp chị em phụ nữ tìm lại vẻ đẹp tuổi đôi mươi của mình. Trong bài viết này hãy cùng Bhmed tìm hiểu về truyền tế bào gốc là gì? cũng như tác dụng và quy trình của nó.
1. Truyền tế bào gốc là gì?
Để hiểu rõ hơn về việc truyền tế bào gốc là gì?ì cũng như những tác dụng của nó hãy cùng Bhmed tìm hiểu về khái niệm liên quan đến vấn đề này.
1.1. Định nghĩa tế bào gốc
Tế bào gốc là những tế bào có khả năng tự phân chia và biến hóa thành các loại tế bào khác trong cơ thể. Ngoài ra, chúng có khả năng tự phục hồi và thay thế các tế bào đã bị tổn thương hoặc mất đi.
1.2. Định nghĩa truyền tế bào gốc
Truyền tế bào gốc là quá trình lấy tế bào gốc từ tủy xương, tủy tủy, tế bào mỡ hoặc mô ngoại vi, sau đó truyền chúng vào bên trong cơ thể con người. Việc truyền tế bào gốc này có thể được thực hiện thông qua các phương pháp như tiêm trực tiếp vào vùng bị tổn thương, vị trí muốn thẩm mỹ làm đẹp.
1.3. Hai nguồn tế bào gốc chính được sử dụng
Hiện nay, có hai nguồn phân loại tế bào gốc được sử dụng chính, mỗi nguồn tế bào đều có những đặc điểm khác nhau.
- Tế bào gốc lấy từ cơ thể của người khác: Loại tế bào này được lấy từ thi nhi bị bỏ đi, khu vực tủy xương của người trưởng thành hoặc cuống rốn của em bé.
- Tế bào gốc tự thân: Đây là loại tế bào được lấy từ chính trên cơ thể bệnh nhân ở các bộ phận như mô mỡ, máu, tủy xương,… Chính vì lấy trên cơ thể người bệnh nên độ tương thích khi truyền vào sẽ cao hơn so với tế bào gốc lấy từ cơ thể người khác.
2. Truyền tế bào gốc có tốt không? Công dụng của tế bào gốc
Cấy ghép bào gốc là một phương pháp điều trị tiên tiến trong lĩnh vực y học và làm đẹp vì nó mang lại nhiều tác dụng nổi bật.
2.1. Điều trị và cải thiện một số bệnh
Tế bào gốc có thể phát triển thành thành nhiều loại tế bào khác trong cơ thể, giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc thiếu hụt. Ví dụ, trong trường hợp bệnh ung thư, truyền tế bào gốc có thể được sử dụng để tái tạo các tế bào máu khỏe mà bị tác động bởi liệu pháp hóa trị hoặc xạ trị.
Ngoài ra, phương pháp tế bào gốc cũng có thể hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh tim mạch, bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường và nhiều bệnh khác.
2.2. Tái tạo tế bào gốc, phục hồi và làm đẹp da
Một trong những ứng dụng phổ biến của truyền tế bào gốc trong lĩnh vực làm đẹp là tái tạo tế bào gốc và phục hồi da. Tế bào gốc có khả năng tự tái tạo và biến đổi thành các tế bào da mới, giúp tái tạo và ứng phó với các vấn đề da như nếp nhăn, vết thâm, sẹo, và vết cháy nám.
Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng kích thích sản xuất collagen và elastin, các chất làm da săn chắc và đàn hồi, giúp da trở nên mịn màng tươi trẻ hơn.
2.3. Làm chậm lão hóa, làm trắng da
Khi tuổi tác tăng cao, tế bào da bị suy giảm dẫn đến hình thành các nếp nhăn và làm da bị mất độ đàn hồi. Cấy ghép gốc có thể kích thích quá trình tái tạo và sản xuất các chất này, giúp làm chậm quá trình lão hóa, mờ nếp nhăn và trả lại sự tươi trẻ cho làn da.
Ngoài ra, tế bào gốc cũng có khả năng làm trắng da, giúp làm mờ các vết thâm và tăng cường sự sáng mịn của làn da.
2.4. Hỗ trợ làm lành sẹo, mờ nám, tàn nhang
Ngoài các công dụng như điều trị bệnh và làm đẹp da, tế bào gốc còn được sử dụng để làm lành các vết sẹo, tàn nhang và mờ nám. Chúng có khả năng tác động lên quá trình sản xuất melanin, chất gây ra sự tối màu da và giúp cân bằng màu sắc da, làm giảm sự xuất hiện của các vết đốm màu không đều trên da.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề tế bào gốc điều trị nám da thì bạn có thể tham khảo bài viết này: Tế bào gốc trị nám có hiệu quả không? Giải đáp với Bhmed
3. Quy trình truyền tế bào gốc
Để có được kết quả mỹ mãn khi cấy ghép tế bào gốc, bạn cần tuân thủ đúng quy trình thực hiện. Hãy cùng tham khảo quy trình cấy ghép tế bào gốc an toàn ngay sau đây.
3.1. Chuẩn bị trước khi cấy ghép tế bào gốc
Việc giảm thiểu stress và duy trì tinh thần thoải mái, khỏe mạnh có tác động tích cực đến hiệu quả của quá trình cấy ghép tế bào gốc. Stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch và khả năng phục hồi của cơ thể.
Do đó, các biện pháp giảm stress như thiền, yoga, hoạt động giải trí có thể được áp dụng để giữ cho tâm trạng và tinh thần luôn trong trạng thái tốt.
3.2. Các bước trong quy trình truyền tế bào gốc
Bước 1: Thực hiện thăm khám cũng như lắng nghe tư vấn của bác sĩ. Đây là cơ hội để bạn hiểu rõ hơn về quá trình và đưa ra quyết định đúng đắn trong việc điều trị.
Bước 2: Tiến hành lấy mẫu và thực hiện nuôi tế bào gốc trong phòng thí nghiệm. Quá trình này được thực hiện một cách kỹ càng để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển an toàn của tế bào gốc.
Bước 3: Bác sĩ sẽ xác định vị trí phù hợp để truyền tế bào gốc, có thể là trong mạch máu, khối u, hoặc vị trí khác tuỳ thuộc vào mục tiêu điều trị và tình trạng sức khỏe của bạn.
3.3. Theo dõi và phục hồi sau điều trị
Sau khi tiến hành cấy ghép tế bào gốc vào cơ thể thì việc theo dõi và phục hồi là vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn này, bạn sẽ có các cuộc hẹn tái khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe và đánh giá tiến trình chữa trị.
Việc này nhằm mục đích đảm bảo tế bào gốc hoạt động một cách hiệu quả và không gây ra bất kỳ phản ứng phụ nào trong cơ thể.
4. Tác dụng phụ của truyền tế bào gốc
Khi sử dụng bất kỳ một phương pháp chữa trị bệnh hay thẩm mỹ nào việc đối mặt với tác dụng phụ là không thể lẩn tránh được. Phương pháp tế bào gốc cũng vậy, bên cạnh những công dụng nổi bật nó vẫn tìm ẩn nhiều rủi ro cần phải xem xét đến.
- Đau miệng và cổ họng
- Buồn nôn và ói mửa
- Nhiễm trùng
- Mất máu và suy huyết
- Tác động lên hệ miễn dịch
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
- Tác động lên hệ thần kinh
5. Chi phí cấy ghép tế bào gốc
Để xác định được chi phí khi truyền tế bào gốc, chúng ta cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm loại tế bào gốc sử dụng, quy trình điều trị, Nhìn cung, chi phí cho việc sử dụng phương pháp này là khá đắt đỏ. Sau đây là bảng giá truyền tế bào gốc mà bạn có thể tham khảo.
Loại tế bào gốc |
Khoảng chi phí |
Tế bào gốc tự thân |
100 triệu – 200 triệu đồng |
Tế bào gốc đồng loài phù hợp cùng huyết thống |
400 triệu – 800 triệu đồng |
Tế bào gốc từ máu dây rốn |
800 triệu – dưới 900 triệu đồng |
Tế bào gốc nửa hòa hợp |
800 triệu – 700 triệu đồng |
Tế bào gốc nửa hòa hợp cùng với tế bào gốc máu dây rốn |
1 tỷ – 1,2 tỷ đồng |
Truyền tế bào gốc là một trong những tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, giúp điều trị nhiều bệnh lý phức tạp và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt, trong việc điều trị các bệnh lý về khớp, phương pháp tiêm tế bào gốc điều trị thoái hóa khớp đang nhận được sự quan tâm lớn nhờ khả năng phục hồi và tái tạo sụn khớp.
6. Câu hỏi thường gặp (FAQ)
Có rất nhiều câu hỏi được đặc ra xoay quanh vấn đề truyền tế bào gốc. Sau đây hãy cùng Bhmed giải đáp một số thắc mắc phổ biến nhất nhé!
6.1. Trước khi cấy tế bào gốc cần phải làm những xét nghiệm và khám sức khỏe gì?
- Xét nghiệm máu: Đo lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, các chỉ số máu khác và kiểm tra các chỉ số chức năng gan và thận.
- Xét nghiệm nhiễm trùng: Kiểm tra các bệnh nhiễm trùng hiện có hoặc tiềm ẩn.
- Xét nghiệm máu và xét nghiệm huyết học: Kiểm tra các chỉ số cơ bản của hệ thống máu.
- Khám sức khỏe toàn diện: Bao gồm kiểm tra chiều cao, cân nặng, huyết áp, tim mạch và các hệ thống khác trong cơ thể.
6.2. Thời gian hồi phục sau khi truyền tế bào gốc là bao lâu? Có những lưu ý gì trong thời gian này?
Thời gian hồi phục sau khi truyền tế bào gốc có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại tế bào gốc được truyền, mục đích của quá trình truyền, tình trạng sức khỏe ban đầu của người nhận và quy trình điều trị cụ thể.
Thông thường, thời gian hồi phục sau truyền tế bào gốc có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Trong thời gian hồi phục này, có một số lưu ý quan trọng mà người nhận tế bào gốc cần tuân thủ:
- Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ giấc ngủ để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình hồi phục.
- Không nên căng thẳng cũng như vận động quá mức
6.3. Tế bào gốc tự thân và tế bào gốc từ người khác có gì khác biệt? Loại nào tốt hơn?
Tế bào gốc tự thân (autologous stem cells) là những tế bào được thu thập từ cơ thể của chính người nhận, trong khi tế bào gốc từ người khác (allogeneic stem cells) là những tế bào thu thập từ một nguồn người khác.
Tế bào gốc tự thân được coi là tốt hơn vì chúng có sự tương hợp cao trong cơ thể người nhận. Điều này giúp giảm nguy cơ gây ra các vấn đề miễn dịch và ảnh hưởng của tác dụng phụ.
6.4. Độ tuổi nào thì phù hợp để truyền tế bào gốc? Những đối tượng nào không nên truyền?
Việc cấy ghép tế bào gốc có thể được thực hiện cho cả trẻ em và người lớn. Với trẻ em, việc truyền tế bào gốc có thể được sử dụng trong điều trị các bệnh di truyền, bệnh bạch cầu, ung thư và các rối loạn máu khác.
Đối với người lớn, việc truyền tế bào gốc có thể được sử dụng trong điều trị ung thư, bệnh tim mạch, hệ thống thần kinh, ngoài ra còn sử dụng trong thẩm mỹ làm đẹp.
Tuy nhiên, có một số đối tượng không nên truyền tế bào gốc như người có bệnh ác tính, bệnh liên quan đến miễn dịch, phụ nữ mang thai,…
Vậy là Bhmed đã cùng bạn khám phá về truyền tế bào gốc có tốt không, tác dụng và quy trình của nó. Đây được xem là một phương pháp khá phổ biến được dùng để chữa trị bệnh và làm đẹp. Tuy nhiên, việc truyền tế bào gốc cũng tìm ẩn nhiều nguy cơ đối với cơ thể. Vì vậy, nếu đang có ý định truyền tế bào gốc bạn nên tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cơ sở chữa trị uy tín để thực hiện nhé!