Sử dụng tế bào gốc đang là một trong những chủ đề được quan tâm hiện nay vì chúng giúp điều trị bệnh lý khác nhau. Vì thế nên nhiều bố mẹ hiện nãy đã nghĩ đến việc lưu trữ mô dây rốn cho con ngay từ khi sinh ra. Vậy lưu trữ mô dây rốn mang lại những lợi ích gì, quy trình lưu trữ như thế nào? Cùng Bhmed tìm hiểu trong bài sau.
1. Mô Dây Rốn Là Gì?
Dây rốn là mô kết nối giữa nhau thai và bào thai, cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Mô dây rốn bao gồm hai động mạch và một tĩnh mạch, được bao quanh bởi một lớp thạch nhầy gọi là Wharton’s Jelly. Lớp này có chức năng bảo vệ các mạch máu và ngăn ngừa hiện tượng tắc nghẽn.
2. Tế Bào Gốc Trong Mô Dây Rốn là gì?
Dây rốn chứa nhiều loại tế bào gốc khác nhau như tế bào gốc biểu mô (Epithelial Stem Cells) và tế bào gốc nội mô (Endothelial Stem Cells),… nhưng chủ yếu là tế bào gốc trung mô (MSC).
Tế bào gốc trung mô có tiềm năng đặc biệt, khác với tế bào gốc tạo máu (HSCs), như ức chế viêm, tiết yếu tố tăng trưởng hỗ trợ sửa chữa mô, và biệt hóa thành tế bào trong nhiều hệ thống như thần kinh, giác quan, tuần hoàn, da, xương, và sụn.
3. Lợi Ích Của Việc Lưu Trữ Mô Dây Rốn
Lưu trữ mô dây rốn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và các thành viên trong gia đình.
- Nguồn tế bào gốc quý giá: Mô dây rốn chứa một lượng lớn tế bào gốc, đặc biệt là tế bào gốc trung mô (Mesenchymal stem cells – MSCs) và tế bào gốc tạo máu. Những tế bào này có khả năng tái tạo và biệt hóa tế bào gốc thành nhiều loại khác nhau như tế bào cơ, tế bào thần kinh, và tế bào mỡ, giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
- Điều trị nhiều bệnh lý: Việc lưu trữ mô dây rốn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh về máu (bệnh bạch cầu, thiếu máu bất sản,…), bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hay các bệnh lý về tim mạch và thần kinh như tiểu đường type 1, Alzheimer, Parkinson.
- Khả năng tương thích cao: Tế bào gốc từ mô dây rốn có đặc tính miễn dịch thấp nên chúng có thể cấy ghép cho cả những người không cùng huyết thống. Tế bào gốc của trẻ có thể cứu sống cha mẹ, anh chị em hoặc ông bà mà không cần phải chờ đợi nguồn hiến tặng phù hợp.
- Bảo hiểm sinh học: Lưu trữ mô dây rốn được coi là một hình thức “bảo hiểm sinh học”. Khi trẻ lớn lên, nếu mắc bệnh lý nào đó liên quan đến di truyền hoặc môi trường, tế bào gốc từ mô dây rốn có thể được sử dụng để điều trị.
4. Quy Trình Lưu Trữ Mô Dây Rốn
Lưu trữ mô dây rốn là một quy trình quan trọng nhằm bảo tồn các tế bào gốc cho các mục đích trong tương lai. Dưới đây là các bước trong quy trình lưu trữ mô dây rốn.
4.1 Thu thập mẫu
Quá trình thu thập mẫu mô dây rốn thường diễn ra ngay sau khi sinh. Mẫu được lấy từ dây rốn của trẻ sơ sinh và cần được thực hiện bởi các chuyên gia y tế. Ví dụ với máu dây rốn, sau khi em bé chào đời, bác sĩ nối kim với tĩnh mạch dây rốn để thu máu vào túi chứa chất chống đông. Nếu cần, bác sĩ có thể lấy thêm máu từ bánh nhau.
4.2 Xử lý và bảo quản
Sau khi thu thập xong, mô dây rốn sẽ được đưa về trung tâm hoặc ngân hàng tế bào gốc. Tại đây, máu và mô dây rốn được phân tích và xử lý để tách tế bào gốc, loại bỏ các thành phần dư thừa như huyết tương, hồng cầu. Chuyên gia tiến hành xét nghiệm nhóm máu, chất lượng và đơn vị tế bào gốc trước khi trữ đông và lưu trữ tại ngân hàng mô.
4.3 Chi phí lưu trữ
Chi phí lưu trữ mô dây rốn có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ sở y tế hoặc ngân hàng mô. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bao gồm:
- Phí thu thập: Chi phí cho việc thu thập mẫu từ mẹ và bé khoản khoảng 3,3 – 35 triệu VNĐ tùy thuộc vào dịch vụ và ngân hàng mô
- Phí xử lý: Trong phí xử lý đã gồm chi phí cho việc xử lý và bảo quản mẫu trong năm đầu tiên. Mức phí cho việc xử lý và lưu trữ trong năm đầu tiên thường khoảng 21 triệu VNĐ.
- Phí lưu trữ hàng năm: Nhiều ngân hàng mô tính phí hàng năm cho việc lưu trữ mẫu, dao động từ 2,6 – 5 triệu VNĐ mỗi năm. Một số ngân hàng mô sẽ có gói lưu trữ 5 năm, 10 năm, 15 năm với giá ưu đãi hơn.
Thông thường, tổng chi phí có thể dao động từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng tùy thuộc vào gói dịch vụ mà bạn lựa chọn.
4.4 Thời gian lưu trữ
Mô dây rốn có thể được lưu trữ từ 5 đến 27 năm trong môi trường đông lạnh. Tại Ngân hàng mô, quá trình đông lạnh ngừng mọi hoạt động sinh học, giữ nguyên chức năng khi lấy ra sử dụng.
5. Giải Đáp Thắc Mắc
5.1 Ai nên lưu trữ mô dây rốn?
Gia đình có tiền sử bệnh ung thư, cơ xương khớp, tim mạch, viêm đa xơ cứng nên lưu trữ mô cuống rốn có thể hữu ích. Tế bào gốc từ mô cuống rốn có thể kết hợp với tế bào gốc tạo máu. Vì vậy, các gia đình cần tìm hiểu và trao đổi với bác sĩ và ngân hàng lưu trữ để sắp xếp quy trình lưu trữ.
5.2 Khi nào nên lưu trữ?
Trước khi sinh, ở tuần thứ 34 của thai kỳ, các mẹ cần quyết định xem có nên lưu trữ mô dây rốn không để các bác sĩ chuẩn bị và tiến hành lưu ngay sau khi kẹp và cắt dây rốn.
5.3 Lưu trữ mô dây rốn có an toàn không?
Quy trình lưu trữ tế bào gốc từ mô cuống rốn được thực hiện bởi các y bác sĩ nên không gây đau, diễn ra nhanh chóng, an toàn cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, việc điều trị bằng tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn là phương pháp an toàn, hầu như không xuất hiện nhiều biến chứng, tác dụng phụ. Nếu có, chúng có thể tự hết mà không cần can thiệp.
Lưu trữ mô dây rốn không chỉ mang lại nhiều lợi ích tiềm năng cho sức khỏe của trẻ mà còn đóng góp vào sự phát triển của y học trong tương lai. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ y tế, việc bảo quản mô dây rốn ngày càng trở nên an toàn và hiệu quả hơn.