Đắp mặt nạ là một bước quan trọng trong quy trình làm đẹp, giúp cung cấp dưỡng chất, làm sáng da, và giải quyết các vấn đề về da. Tuy nhiên, nhiều chị em băn khoăn về việc có cần phải rửa mặt sau khi đắp mặt nạ hay không, và nếu có thì nên làm như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu. Cùng Bhmed đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
1. Đắp mặt nạ có cần rửa mặt lại không?
Sau khi đắp mặt nạ, việc rửa mặt lại là một bước quan trọng để đảm bảo làn da sạch sẽ và hấp thụ tốt các dưỡng chất. Đối với chị em, việc này không chỉ giúp loại bỏ các dư lượng mặt nạ còn sót lại mà còn làm sạch lỗ chân lông và cải thiện hiệu quả của liệu trình chăm sóc da.
Rửa mặt sau khi đắp mặt nạ còn giúp làn da có cảm giác tươi mới, sạch sâu và sẵn sàng để tiếp nhận các bước dưỡng da tiếp theo. Hãy cùng khám phá các loại mặt nạ cần rửa và không cần rửa lại mặt sau khi đắp nhé.
1.1 Các loại mặt nạ cần rửa mặt sau khi đắp:
Dưới đây là các loại mặt nạ sau khi đắp, chị em cần rửa mặt lại bằng nước sạch để làm sạch da và loại bỏ lượng tinh chất dư thừa trên da để không bị bít tắc lỗ chân lông:
Mặt nạ giấy: Trong 1 miếng mặt nạ giấy chứa từ 20-30ml tinh chất. Vì thế sau khi đắp từ 15-20 phút cần rửa lại mặt để loại bỏ lượng tinh chất dư thừa để tránh bít tắc lỗ chân lông.
Mặt nạ đất sét: Là loại mặt nạ có kết cấu đặc, có tác dụng hút dầu thừa, bã nhờn, bụi bẩn trên da. Sau khi đắp 10 -15 phút khi mặt nạ khô lại, nên rửa lại mặt bằng nước ấm để làm sạch da.
Mặt nạ tự pha chế: Gồm mặt nạ pha từ bột hoặc các thành phần tự nhiên. Sau khi đắp cũng nên rửa mặt lại bằng nước sạch để làm sạch lượng mặt nạ dư thừa trên da.
Mặt nạ lột: Là loại mặt nạ giúp loại bỏ tế bào sừng trên bề mặt da. Sau khi đắp nên rửa lại mặt bằng nước ấm để làm sạch da.
Bên cạnh các loại mặt nạ thông thường như mặt nạ giấy, đất sét, và tự pha chế, hiện nay mặt nạ nhau thai cừu cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm từ chị em. Với thành phần chứa chiết xuất nhau thai cừu giàu dưỡng chất, loại mặt nạ này không chỉ giúp làm sạch da mà còn cung cấp dưỡng chất sâu, hỗ trợ tái tạo và trẻ hóa làn da. Để hiểu rõ hơn về mặt nạ nhau thai cừu có tác dụng gì, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết chi tiết.
1.2 Các loại mặt nạ không cần rửa lại sau khi đắp:
Có một số loại mặt nạ được thiết kế với lượng dưỡng chất vừa đủ để thẩm thấu vào da, dễ hấp thụ và không gây nhờn dính trên da nên sau khi đắp chị em không cần rửa mặt lại ví dự như:
- Mặt nạ gel/thạch: Là loại mặt nạ có kết cấu mỏng nhẹ, dễ dàng hòa tan trong nước nóng, khi đắp tinh chất không bị bay hơi. Thời gian đắp lâu từ 4-8 tiếng giúp tinh chất thẩm thấu sâu dưới da. Vì vậy sau khi đắp không cần rửa mặt lại.
- Mặt nạ ngủ: Là mặt nạ kết cấu dạng gel, serum hoặc kem dùng ở bước cuối cùng trong chu trình dưỡng da ban đêm. Đắp xong có thể để qua đêm mà không cần rửa mặt lại.
2. Hướng dẫn đắp mặt nạ đúng cách
Đắp mặt nạ không chỉ là một bước quan trọng trong quy trình làm đẹp mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế và chính xác để chị em có làn da rạng rỡ và khỏe mạnh. Dưới đây là hướng dẫn cách đắp mặt nạ đúng cách mà chị em có thể tham khảo.
Bước 1: Làm sạch da
Trước khi đắp mặt nạ, chị em nên rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và giúp lỗ chân lông mở ra, giúp da sẵn sàng hấp thụ dưỡng chất từ mặt nạ.
Việc dùng sữa rửa mặt đúng cách không chỉ giúp làm sạch da mà còn hỗ trợ bảo vệ lớp màng ẩm tự nhiên của da, mang lại làn da khỏe mạnh và căng mịn. Để hiểu rõ hơn về cách chọn và sử dụng sữa rửa mặt phù hợp, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết tại đây
Bước 2: Tẩy tế bào chết
Lớp sừng trên bề mặt da cản trở tinh chất có thể thẩm thấu sâu xuống phía dưới da, chị em đừng bỏ qua bước tẩy tế bào chết trước khi đắp mặt nạ để da thông thoáng hơn và dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất từ mặt nạ. Một trong những phương pháp tẩy tế bào chết tự nhiên mà bạn có thể tham khảo là tẩy tế bào chết da mặt bằng đường, giúp làm sạch sâu, nuôi dưỡng làn da mịn màng mà vẫn an toàn và hiệu quả
Bước 3: Sử dụng cọ hoặc ngón tay sạch
Để đảm bảo vệ sinh chị em nên sử dụng cọ để thoa mặt nạ. Nếu dùng trực tiếp bằng tay, chị em nên rửa thật sạch tay trước khi đắp mặt nạ nhé.
Bước 4: Thoa đều mặt nạ
Sau khi thoa đều mặt nạ trên da, chị em massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da.
Bước 5: Thời gian đắp mặt nạ
Sau khi massage, chị em để mặt nạ trên da thêm 10-15 phút. Đừng để mặt nạ quá lâu vì có thể làm khô da hoặc mất độ ẩm tự nhiên nhé.
Bước 6: Rửa sạch mặt
Sau 10-15 phút chị em rửa sạch mặt bằng nước lạnh. Với các loại mặt nạ gel/thạch, chị em vỗ nhẹ để dưỡng chất thẩm thấu sâu hơn, không cần rửa lại.
Bước 7: Dưỡng ẩm
Cuối cùng, chị em nên thoa thêm 1 lớp kem dưỡng ẩm để kết thúc chu trình chăm sóc da nhé. Kem dưỡng ẩm không chỉ giúp da luôn mềm mại mà còn giữ ẩm và bảo vệ da trước các tác nhân gây hại từ môi trường. Việc dưỡng ẩm đúng cách là một bước vô cùng quan trọng trong chu trình chăm sóc da hằng ngày. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về tại sao cần dưỡng ẩm hay kem dưỡng ẩm có thực sự cần thiết không, bạn có thể xem thêm chi tiết tại bài viết này để hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của nó
3. Cách chọn mặt nạ phù hợp với từng loại da
Khi sử dụng các loại mặt nạ, chị em nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất để đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với loại da và tuân thủ đúng cách sử dụng. Nếu mặt nạ gây cảm giác không thoải mái hoặc kích ứng, hãy rửa sạch mặt ngay lập tức và ngừng sử dụng.
3.1 Da dầu, mụn
Với những chị em sở hữu làn da dầu nên đắp các loại mặt nạ đất sét hoặc mặt nạ chứa AHA, BHA giúp làm sạch lỗ chân lông, kiểm soát dầu. Ngoài ra nên đắp thêm mặt nạ cấp nước chứa HA để bổ sung độ ẩm cho da.
Một số loại mặt nạ cho da dầu mụn được nhiều chị em yêu thích và đánh giá cao như: Bentonite, Kaolin, Kiehl’s…
3.2 Da khô
Với những chị em sở hữu làn da khô nên đắp các loại mặt nạ dưỡng ẩm như HA, Glycerin để duy trì độ ẩm, cải thiện tình trạng bong tróc da do thiếu ẩm.
Ngoài ra cần bổ sung các loại mặt nạ cung cấp dưỡng chất như collagen, mặt nạ phục bồi chứa B5.
Một số loại mặt nạ dành cho chị em da khô tốt nhất hiện nay như: Laneige Water Sleeping Mask, Clinique Moisture Surge 72-Hour Auto-Replenishing Hydrator, Neutrogena Hydro Boost Water Gel…
3.3 Da nhạy cảm
Loại mặt nạ phù hợp với làn da nhạy cảm là loại mặt nạ chứa các thành phần dịu nhẹ, có tính phục hồi hàng rào bảo vệ da. Loại mặt nạ được ưu tiên khi da chị em nhạy cảm là mặt nạ chứa thành phần B5, lô hội.
Một số loại mặt nạ chuyên biệt cho da nhạy cảm chị em không nên bỏ qua: Avène Soothing Sheet Mask, La Roche-Posay Cicaplast Baume B5, Cetaphil Hydrating Eye Gel-Cream
4. Những câu hỏi thường gặp
Ngoài câu hỏi đắp mặt nạ xong có cần rửa lại mặt không còn có những vấn đề khác liên quan đến việc đắp mặt nạ mà rất nhiều chị em cũng đang quan tâm. Cùng Bhmed giải đáp nhé.
4.1 Đắp mặt nạ bao lâu một lần:
Tần suất đắp mặt nạ phụ thuộc vào loại da của chị em, loại mặt nạ chị em sử dụng và mục tiêu chăm sóc da. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về tần suất nên đắp mặt nạ cho từng loại da và loại mặt nạ:
4.1.1. Da khô
Với da khô chị em nên đắp mặt nạ 2-3 lần 1 tuần để cấp ẩm cho da. Nếu da quá thiếu ẩm và bong tróc, nên đắp mặt nạ cấp ẩm và phục hồi hàng ngày cho đến khi da cải thiện.
4.1.2. Da dầu
Với da dầu chị em chỉ nên đắp mặt nạ đất sét hoặc mặt nạ chứa AHA, BHA tuần 1-2 lần, xen kẽ với các mặt nạ giúp cấp nước tuần 2-3 lần để cân bằng lượng dầu trên da.
4.1.3. Da nhạy cảm
Da nhạy cảm, chị em chỉ nên đắp mặt nạ dịu nhẹ và phục hồi tuần 1-2 lần để tránh tình trạng kích ứng
4.2 Có nên đắp mặt nạ hàng ngày không?
Nên đắp mặt nạ hàng ngày với những làn da đang gặp tình trạng thiếu ẩm gây bong tróc khó chịu. Với những chị em mong muốn làm sáng da bằng việc đắp mặt nạ cũng có thể cân nhắc việc đắp mặt nạ hàng ngày để nhanh đạt hiệu quả.
Tuy nhiên việc đắp mặt nạ hàng ngày không áp dụng cho những loại mặt nạ tẩy da chết hoặc các loại mặt nạ chứa thành phần axit như AHA, BHA làm da trở nên khô, kích ứng nổi mẩn đỏ.
Việc đắp mặt nạ hàng ngày còn gây tốn kém và làm mỏng hàng rào bảo vệ da tự nhiên dẫn đến da dễ bị thâm sạm do bụi bẩn và ánh nắng mặt trời.
Bhmed khuyên chị em nên lắng nghe làn da của mình để điều chỉnh tần suất đắp mặt nạ sao cho phù hợp.
4.3 Đắp mặt nạ xong có cần thoa kem dưỡng không?
Sau khi đắp mặt nạ, có nên thoa kem dưỡng ẩm nhé chị em. Việc thoa kem dưỡng là một bước rất quan trọng trong quy trình chăm sóc da. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi đắp mặt nạ giúp cung cấp độ ẩm cho da, nhất là sau khi đắp các loại mặt nạ đất sét hay mặt nạ kiểm soát dầu.
Trong kem dưỡng còn chứa nhiều các chất dưỡng da chuyên sâu, giúp tăng cường hiệu quả của mặt nạ và giúp da hồi phục tốt hơn.
Bên cạnh đó, sau khi đắp mặt nạ, da dễ nhạy cảm hơn. Việc thoa kem dưỡng giúp tạo lớp bảo vệ, giúp da duy trì hàng rào tự nhiên và chống lại các yếu tố môi trường.
Qua bài viết này, Bhmed hy vọng giúp chị em giải đáp được những thắc mắc về việc đắp mặt nạ có cần rửa mặt lại không. Chị em hãy có kiến thức đúng về chăm sóc da để có một làn da khỏe mạnh, rạng rỡ.