Bên cạnh tác dụng trong điều trị bệnh lý, tế bào gốc còn được ứng dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ nhằm mang đến một làn dẻ trẻ trung, tươi tắn cho chị em. Cùng Bhmed khám phá các ứng dụng của tế bào gốc làm đẹp trong bài viết dưới đây.
1. Tế bào gốc là gì? Cơ chế hoạt động như thế nào?
Tế bào gốc là những tế bào có khả năng tự biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt thực hiện một chức năng cụ thể. Tế bào gốc có khả năng tự đổi mới, tăng sinh. Nguồn gốc của tế bào gốc đến từ nhiều nguồn khác nhau. Tế bào gốc bắt đầu được nghiên cứu từ giữa thế kỷ 20, đến những năm 1990, chúng đã được đưa vào điều trị bệnh ở nước ta.
2. Ứng dụng của tế bào gốc trong làm đẹp
Nhờ vào những tiến bộ trong nghiên cứu và công nghệ, tế bào gốc không chỉ được ứng dụng trong điều trị bệnh mà được ứng dụng rất nhiều trong làm đẹp. Mục tiêu của việc ứng dụng tế bào gốc trong làm đẹp là tái tạo, cải thiện tình trạng da, sửa chữa và phục hồi sau tổn thương. Cụ thể, tế bào gốc được ứng dụng trong làm đẹp da như sau:
- Chống lão hóa và trẻ hóa da bằng tế bào gốc
- Làm da trắng sáng, căng mịn, đàn hồi tốt hơn
- Điều trị mụn, nám, tàn nhang hoặc các khuyết điểm khác trên da
- Làm đều màu da, khắc phục tình trạng da thâm sạm, xỉn màu
- Mờ nếp nhăn, ngăn các dấu hiệu lão hóa xuất hiện
- Cải thiện tình trạng sẹo lồi, lõm trên da bằng phương pháp phi kim tế bào gốc
- Bôi tế bào gốc để phục hồi, tăng đề kháng cho da sau khi sử dụng laser
3. Cách Sử Dụng Tế bào Gốc Cho Da Mặt An Toàn và Hiệu Quả
Chọn sản phẩm tế bào gốc phù hợp
Khi các phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc ngày càng phổ biến và được ưa chuộng thì càng có nhiều sản phẩm tế bào gốc chăm sóc da xuất hiện. Tuy nhiên, để chăm sóc da mặt hiệu quả và an toàn thì bạn cần lựa chọn sản phẩm tế bào gốc phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo.
Khi chọn mua sản phẩm mỹ phẩm có chứa tế bào gốc, cần lưu ý một số tiêu chí sau:
- Thành phần: Cần hiểu rõ nguồn gốc các thành phần như tế bào gốc, peptide và dưỡng chất xuất hiện trong sản phẩm
- Hàm lượng: Hàm lượng tế bào gốc trong sản phẩm là bao nhiêu, có giống với quảng cáo không
- Kiểm nghiệm: Các sản phẩm tế bào gốc đã được kiểm nghiệm và đầy đủ giấy tờ chưa
Quy trình chăm sóc da với tế bào gốc chi tiết
Các loại mỹ phẩm tế bào gốc thường ở dạng serum vì thế nên chúng thường được dùng ở bước thứ 4 của quy trình chăm sóc da hằng ngày. Cùng tham khảo quy trình chăm sóc da với tế bào gốc chi tiết dưới đây:
- Bước 1: Tẩy trang bằng nước tẩy trang hoặc dầu tẩy trang để làm sạch bụi bẩn, mỹ phẩm.
- Bước 2: Rửa mặt với sữa rửa mặt để làm sạch dầu và nước/ dầu tẩy trang còn bám trên mặt.
- Bước 3: Lau lại mặt với toner để cân bằng độ pH của da
- Bước 4: Cho một lượng serum tế bào gốc lên da, vỗ nhẹ để các dưỡng chất thẩm thấu vào da
- Bước 5: Sử dụng kem mắt chống lão hóa
- Bước 6: Khóa ẩm trên da, tránh da bị mất nước bằng kem dưỡng ẩm
Lưu ý khi sử dụng tế bào gốc
Một số lưu ý khi sử dụng để tránh những tác hại của tế bào gốc không mong muốn:
- Trước khi quyết định sử dụng tế bào gốc làm đẹp da, cần tìm hiểu kỹ về tình trạng da của bản thân, đang gặp vấn đề mụn, nám hay lão hóa và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn rõ ràng.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng các sản phẩm chứa tế bào gốc có sẵn trên thị trường.
- Trong và sau quá trình điều trị, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường như mẩn đỏ, ngứa,… nào xuất hiện trên da, cần ngay lập tức thăm khám để được xử lý kịp thời.
- Không nên quá thần thánh hóa tác dụng của tế bào gốc trong làm đẹp, mà cần kết hợp với một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để đạt được kết quả tốt nhất.
- Đối với các sản phẩm như serum tế bào gốc bạn có thể sử dụng hằng ngày, còn mặt nạ có chứa tế bào gốc thì nên đắp 1 – 2 lần/tuần.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Có nên bôi tế bào gốc hàng ngày không?
Kết hợp với các phương pháp chăm sóc da khác
Để tối ưu hóa hiệu quả chăm sóc làn da, bạn có thể kết hợp tế bào gốc với một số phương pháp khác như:
- Chế độ ăn uống: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ sức khỏe da từ bên trong, uống 2 – 3 lít nước/ngày, ăn nhiều rau, hoa quả như cam quýt, ổi, táo, ớt chuông, cà chua,…, hạn chế đồ dầu mỡ, đồ ngọt.
- Sử dụng mặt nạ: Kết hợp với mặt nạ từ thiên nhiên như mặt nạ sữa chua mật ong làm sáng da, mặt nạ từ trứng gà giúp cẩm ẩm,… hoặc mặt nạ chuyên dụng có chứa dưỡng chất để làm dịu và nuôi dưỡng da.
- Chăm sóc chuyên sâu: Sử dụng các dịch vụ chăm sóc da chuyên sâu tại các spa hoặc cơ sở thẩm mỹ có uy tín như trị mụn, sẹo, trị nám,…
4. Các phương pháp sử dụng tế bào gốc làm đẹp khác
Ngoài sử dụng các sản phẩm chăm sóc da từ tế bào gốc, bạn có thể áp dụng thêm các phương pháp làm đẹp từ tế bào gốc khác:
- Tiêm tế bào gốc trực tiếp: Tiêm tế bào gốc trực tiếp vào vùng da cần điều trị. Tế bào gốc sẽ kích thích quá trình tái sinh các tế bào mới, từ đó cải thiện tình trạng da tại khu vực tiêm.
- Vi kim, lăn kim: Đây là phương pháp sử dụng các mũi kim siêu nhỏ để tạo ra những tổn thương vi mô trên bề mặt da bị nám, mụn viêm, sẹo lồi, sẹo lõm,… Mức giá vi kim, lăn kim tế bào gốc khoảng 3 – 7 triệu đồng/lần.
- Điện di, laser: Phương pháp điện di và laser đẩy tế bào gốc vào lớp trung bì của da, giúp nuôi dưỡng và tái tạo da từ sâu bên trong. Chi phí điện di, laser tế bào gốc từ 1 triệu/lần trở lên.
Bhmed vừa chia sẻ đến bạn đọc những thông tin xung quanh phương pháp sử dụng tế bào gốc làm đẹp. Tế bào gốc mang lại hiệu quả cao trong làm đẹp da, tuy nhiên cần lựa chọn sản phẩm và dịch vụ phù hợp.