Khi da mặt bị cháy nắng, sau khi phục hồi thường sạm và đen hơi ban đầu. Vậy da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại? Cùng Bhmed tìm hiểu nguyên nhân gây cháy nắng và những cách để làm trắng da sau khi bị cháy nắng trong bài sau.
1. Nguyên nhân da bị cháy nắng
Da cháy nắng là hiện tượng viêm da do tổn thương từ tia cực tím (UV). Những người có ít sắc tố melanin khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da có thể sưng đỏ, đau rát và nặng hơn là phồng rộp. Nguyên nhân chính là tia UV làm gãy collagen và elastin, khiến da ửng đỏ và sạm đi.
Người hay sử dụng sản phẩm làm trắng da có nguy cơ cháy nắng cao hơn do các loại kem này có thể bào mòn và làm mỏng da, mất lớp bảo vệ tự nhiên. Ngoài ra, nếu bạn không có giải pháp bảo vệ làn da cẩn thận, da cũng sẽ bị cháy nắng.
Nhiều người chỉ tin rằng bôi kem chống nắng là đủ, trong khi thực tế, sản phẩm này chỉ bảo vệ da khỏi tia UV, không thể chống lại nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời. Do đó, để bảo vệ da hiệu quả khi tiếp xúc với nắng, cần trang bị đầy đủ các biện pháp chống nắng khác nhau thay vì chỉ dựa vào kem chống nắng.
2. Làm thế nào để dưỡng da bị cháy nắng? 9 cách phục hồi da nhanh và hiệu quả
Da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại? Để da phục hồi nhanh chóng, bạn cần áp dụng biện pháp khắc phục sớm. Dưới đây là các cách dưỡng da bị cháy nắng an toàn và hiệu quả bạn có thể tham khảo:
2.1. Sử dụng trà xanh: Chống oxy hóa, làm dịu da
Trà xanh chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, đặc biệt là EGCG (epigallocatechin gallate) và diệp lục, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Những chất này có khả năng làm dịu da, giảm viêm và ngăn ngừa các tổn thương do ánh nắng mặt trời gây ra.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một thìa bột trà xanh với hai thìa sữa tươi không đường.
- Trộn hai nguyên liệu thành hỗn hợp mịn, rồi thoa lên mặt hàng ngày.
- Để hỗn hợp trên da khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô nhẹ nhàng.
2.2. Sử dụng chanh: Làm sáng da, nhưng cần lưu ý độ pH
Chanh là một nguyên liệu tự nhiên có công dụng phục hồi và làm sáng da bị cháy nắng. Tuy nhiên vì chanh chứa nhiều axit, khiến da nhạy cảm nên bạn cần lưu ý liều lượng sử dụng và bảo vệ da cẩn thận khi ra ngoài.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị ½ thìa chanh tươi, 1 thìa nước lọc, trộn đều với nhau.
- Nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị cháy nắng, để hỗn hợp khô rồi rửa sạch bằng nước mát.
Lưu ý: Chanh có độ pH khoảng 2, mang tính axit mạnh. Sử dụng chanh trên da có thể làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, dẫn đến tình trạng khô, ngứa hoặc bỏng rát vì thế nên cần lưu ý che chắn kỹ khi ra ngoài.
2.3. Sử dụng Nha đam: Làm dịu, dưỡng ẩm
Trong nha đam có hoạt chất Polysaccharide có khả năng phục hồi làn da bị cháy nắng, giảm tình trạng đau rát, đồng thời hỗ trợ làm sáng da. Chất gel bên trong nha đam cũng có công dụng giảm bớt tình trạng khó chịu, tăng khả năng chữa lành cháy nắng và giữ ẩm cho da hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nhánh nha đam nhỏ, cắt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài
- Sử dụng lớp gel bên trong thoa lên vùng da bị cháy nắng trước khi đi ngủ.
- Rửa sạch mặt khi ngủ dậy, kiên trì thực hiện để thấy được hiệu quả rõ rệt.
2.4. Sử dụng lòng trắng trứng: se khít lỗ chân lông
Lòng trắng trứng là nguyên liệu hiệu quả trong việc chữa da cháy nắng nhờ các enzyme giúp khắc phục tổn thương từ ánh nắng. Ngoài ra, sử dụng lòng trắng trứng có hỗ trợ làm dịu cơn đau rát do cháy nắng.
Cách thực hiện:
- Tách lấy một lòng trắng trứng gà và cho vào bát sạch.
- Thoa trực tiếp lòng trắng trứng lên vùng da mặt bị cháy nắng
- Để yên trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát.
Sau khi trải qua tình trạng cháy nắng, không ít người mong muốn tìm kiếm các phương pháp hiệu quả để giúp da mặt nhanh chóng trắng lại. Nếu bạn đang tìm một giải pháp nhanh chóng, hãy tham khảo cách làm trắng da mặt nhanh nhất trong 1 tuần để khôi phục làn da đều màu và khỏe mạnh
2.5. Sử dụng giấm táo: cân bằng độ ph
Giấm táo là lựa chọn lý tưởng để làm dịu da bị bỏng nắng. Giấm táo có chứa axit hữu cơ như axit axetic và axit malic, hỗ trợ làm săn da tự nhiên, giúp làm dịu tổn thương do ánh nắng và thúc đẩy phục hồi da. Giấm táo cũng có công dụng giảm kích ứng, ngứa và viêm nhiễm cho da.
Cách thực hiện:
- Trộn 1 thìa giấm với 1 thìa nước.
- Dùng miếng bông thoa hoặc cho hỗn hợp vào bình xịt, xịt nhẹ lên vùng da bị cháy nắng.
- Sau 15 phút, rửa sạch bằng nước lạnh để loại bỏ hỗn hợp.
2.6. Sử dụng sữa chua: làm mềm da
Da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại? Một trong những nguyên liệu hiệu quả, dễ kiếm để làm dịu da bị cháy nắng chính là sữa chua. Trong sữa chua có chứa nhiều vi sinh vật có lợi probiotic, giúp giảm cảm giác ngứa rát và mẩn đỏ trên da.
Cách thực hiện:
- Thoa sữa chua không đường lên vùng da mặt bị cháy nắng.
- Giữ trên da trong khoảng 5 – 10 phút sau đó rửa sạch lại.
2.7. Sử dụng dưa chuột: làm mát, dưỡng ẩm
Dưa chuột có tính mát, chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho da như vitamin C, vitamin K, magie và silica. Các chất này giúp làm dịu cảm giác rát bỏng, giảm sưng đỏ và cung cấp độ ẩm cho da.
Cách thực hiện:
- Trộn 2 thìa nước ép dưa chuột với 1 thìa nước chanh, thêm bột nghệ vào và trộn đều.
- Đắp hỗn hợp nước ép dưa chuột lên mặt khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.
2.8. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng
Một cách hiệu quả để cải thiện da cháy nắng là sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng hoặc chứa nha đam. Các sản phẩm này sẽ giúp phục hồi nhanh chóng các vết phồng rộp và làm dịu da.
Khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da để , bạn cần thận trọng, đặc biệt nếu sở hữu làn da nhạy cảm, để tránh kích ứng hoặc dị ứng. Các sản phẩm có chứa nha đam chỉ nên bôi lên vùng da không tổn thương, tránh vết thương hở để giảm nguy cơ viêm nhiễm và xâm nhập vi khuẩn.
Nếu bạn gặp tình trạng da cháy nắng, hãy thử kem chứa nha đam hoặc kem dưỡng ẩm để giúp da phục hồi. Đừng quên kiểm tra kỹ thành phần và sử dụng đúng cách để có hiệu quả tốt nhất.
2.9. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và uống đủ nước
Để phục hồi làn da cháy nắng, chế độ ăn uống lành mạnh và uống đủ nước là rất quan trọng. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như nước cam và nước ép nho để thúc đẩy sản xuất collagen và làm sáng da. Bên cạnh đó, rau xanh, trái cây tươi như dứa và bơ cũng là nguồn chất chống oxy hóa tốt, bảo vệ da khỏi tia UV.
Ngoài ra, mỗi ngày bạn nên uống đủ ít nhất 2 lít nước để giữ cơ thể và da luôn đủ ẩm. Nước không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục da nhanh chóng.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã biết da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại. Cháy nắng là vấn đề dễ gặp phải. Ngoài việc sơ cứu kịp thời, bạn cũng cần chủ động bảo vệ da bằng cách dưỡng da và đừng quên bôi kem chống nắng cho mặt trước khi ra ngoài nhé!