Tế bào gốc tự thân là một chủ đề nóng hổi trong lĩnh vực y học hiện đại, với nhiều nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng. Chúng không chỉ mang lại hy vọng cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý nghiêm trọng mà còn mở ra hướng đi mới cho việc tái tạo mô và cơ quan. Trong bài viết này, hãy cùng Bhmed tìm hiểu về các vấn đề xoáy quanh tế bào gốc tự thân. 

1. Tế bào gốc tự thân là gì?

Tế bào gốc tự thân là những tế bào nguyên thủy, có khả năng tự nhân đôi và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau. Điều đặc biệt của tế bào gốc tự thân là chúng có nguồn gốc từ chính cơ thể của mỗi người, sau đó lại được mang cấy ghép lại vào cơ thể của chính người đó, giúp chữa lành các tổn thương ở các mô khác nhau. 

Tế bào gốc tự thân có khả năng tự nhân đôi và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau

Tế bào gốc tự thân có khả năng tự nhân đôi và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau

2. Cơ chế hoạt động của tế bào gốc tự thân

Tế bào gốc tự thân sau khi được thu thập từ các nguồn khác nhau trong chính cơ thể người bệnh như máu, tủy xương, tủy răng, mô mỡ, chúng sẽ được phân tách bằng ly tâm hoặc enzyme tạo ra các tế bào đơn. Từ đó gan lọc ra các tế bào gốc, sau đó tiến hành tăng sinh đến khi đủ số lượng sẽ đưa vào người bệnh nhân. 

3. Ứng dụng của tế bào gốc tự thân trong y học

Tế bào gốc tự thân đang đạt được nhiều thành tựu tế bào gốc tự thân trong điều trị các bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là trong các trường hợp bệnh ung thư như ung thư máu, ung thư gan, và ung thư tủy xương. Nhờ khả năng tái tạo các tế bào đã bị tổn thương nặng nề do quá trình xạ trị và hóa trị, tế bào gốc tự thân mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân trong việc phục hồi chức năng tế bào và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Loại tế bào gốc này còn giúp phục hồi các hư tổn của tim sau khi bị đau tim hoặc nhồi máu cơ tim. Tế bào gốc tự thân giúp phục hồi chức năng thần kinh (Đa xơ cứng, Alzheimer,…) và không cho bệnh phát triển nặng thêm. 

Tế bào gốc được lấy ở tủy để điều trị các bệnh ung thư

Tế bào gốc được lấy ở tủy để điều trị các bệnh ung thư

4. Quá trình cấy ghép tế bào gốc tự thân

Cấy ghép tế bào gốc tự thân là thủ thuật đưa kim vào tĩnh mạch bệnh nhân để tách chiết tế bào gốc và sau đó trả lại tế bào gốc vào cơ thể. Quá trình cấy ghép có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào việc bạn chuẩn bị trước và sau khi cấy ghép như thế nào. 

4.1 Chuẩn bị trước khi cấy ghép

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng là rất cần thiết để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và an toàn. Trước hết, bạn cần tìm người chăm sóc chính sẽ hỗ trợ bạn và cập nhật tình hình sức khỏe với các bác sĩ theo dõi. 

Bên cạnh đó, hãy sắp xếp công việc và những vấn đề cá nhân để đảm bảo rằng bạn có thể tập trung vào điều trị. Bạn cần vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là những khu vực bạn thường nghỉ ngơi và các khu vực có bụi, nấm mốc, nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng do hệ miễn dịch bị suy yếu sau cấy ghép tế bào gốc

Trước khi tiến hành cấy ghép tế bào gốc tự thân, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm y tế cần thiết như xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng tim, phổi và thận, chụp CT, chụp MRI. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về vấn đề bảo quản tinh trùng và trứng để đảm bảo chất lượng sinh sản. 

Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ khám nha khoa và thực hiện các thủ thuật nha khoa nếu cần. Cuối cùng, bạn cần chú ý đến việc tập thể dục và ăn uống. Mỗi lần ăn cần ăn ít lại và chia thành nhiều bữa, bổ sung protein và các thực phẩm giàu calo như cơm, cá hồi, bơ đậu phộng,… Và đừng quên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga,.. để tăng cường sức khỏe. 

4.2 Quá trình cấy ghép

Sau khi có được đủ số lượng tế bào gốc tự thân cần thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tế bào gốc vào trong cơ thể. Cấy ghép tế bào gốc tự thân được thực hiện trong môi trường vô trùng nghiêm ngặt nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong suốt quá trình cấy ghép.

Quá trình cấy ghép tế bào tự thân kéo dài khoảng 2 – 3 tháng, trong đó mất từ 2 – 3 tuần cho việc nuôi cấy tế bào gốc, tùy thuộc vào số lượng tế bào gốc cần thu thập để phục vụ cho việc điều trị bệnh. 

4.3 Quá trình phục hồi

Sau khi cấy ghép xong, bệnh nhân sẽ cần ở lại bệnh viện từ 15 đến 20 ngày. Bệnh nhân sẽ được chăm sóc và theo dõi trong điều kiện vô trùng. Việc theo dõi sẽ giúp các bác sĩ sớm phát hiện các triệu chứng bất thường. 

Quá trình phục hồi của từng bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị,.. nên thời gian phục hồi khác nhau. Tuy nhiên, việc quan trọng là bệnh nhân cần giữ được tinh thần lạc quan trong suốt quá trình điều trị. Sau khoảng 6 – 12 tháng, bệnh nhân đã trở về trạng thái bình thường. 

Quá trình phục hồi khi cấy ghép tế bào gốc tự thân

Quá trình phục hồi khi cấy ghép tế bào gốc tự thân

Tùy từng thể trạng của bệnh nhân mà có thể gặp các biến chứng khác nhau như:

  • Đau miệng và họng
  • Buồn nôn và nôn
  • Nhiễm vi khuẩn, vi-rút hoặc nấm
  • Chảy máu và thiếu máu do lượng hồng cầu thấp
  • Các vấn đề về phổi
  • Tổn thương cơ tim, thận và gan

Về lâu dài có thể xuất hiện các biến chứng như:

  • Các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể
  • Tổn thương cơ quan
  • Ung thư tái phát
  • Ung thư thứ phát
  • Các vấn đề về mô bạch huyết
  • Vô sinh
  • Các vấn đề về tuyến giáp do thay đổi hooc-môn

Tế bào gốc tự thân là một công cụ tiềm năng trong lĩnh vực y học, mang đến hy vọng cho việc điều trị nhiều bệnh lý và tái tạo mô và cơ quan. Với khả năng tự nhân đôi và phân hóa, tế bào gốc tự thân có thể thay thế các tế bào bị tổn thương, thúc đẩy tái tạo mô và điều chỉnh hệ miễn dịch.