Thành tựu của công nghệ tế bào gốc đã cách mạng hóa y học hiện đại, mở ra nhiều phương pháp điều trị tiên tiến cho các bệnh lý phức tạp. Trong bài viết này, hãy cùng Bhmed tìm hiểu những thành tựu và ứng dụng của công nghệ tế bào gốc. 

1. Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc (stem cell) là loại tế bào đặc biệt có khả năng tự đổi mới và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể, đảm nhận các chức năng đa dạng. Chúng có khả năng thay thế, bổ sung và sửa chữa các tế bào lão hóa hoặc bị tổn thương trong cơ thể con người.

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc đã bắt đầu từ những năm 90. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian gần đây, tế bào gốc mới được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh và chăm sóc da nhờ các công nghệ tiên tiến về tế bào gốc.

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng tự đổi mới và biệt hóa 

2. Những thành tựu của công nghệ tế bào gốc

Công nghệ tế bào gốc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực y học hiện đại. Một trong những thành công nổi bật là khả năng điều trị các bệnh lý phức tạp như bại não, bại liệt, nhược cơ, tiểu đường,…

2.1. Chữa bệnh bại não do viêm não

Quy trình sử dụng tế bào gốc để chữa trị bại não bắt đầu bằng việc thu thập và xử lý tế bào gốc tủy xương hoặc máu cuống rốn của bệnh nhân. Sau khi được xử lý, tế bào gốc sẽ được tiêm trực tiếp vào vùng não bị tổn thương. Quy trình này đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật cao, đảm bảo tế bào gốc có thể phát triển và thay thế các tế bào não bị tổn thương.

Tại Việt Nam, một trường hợp thành công trong việc điều trị viêm não tự miễn bằng tế bào gốc đã được ghi nhận. Đó là một cháu bé 5 tuổi ở Nam Định. Ca phẫu thuật đã được thực hiện tại bệnh viện Vinmec và đã trải qua ba lần. Sau quá trình điều trị, cháu bé đã bắt đầu hồi phục và có khả năng vận động và nhận thức như bình thường.

thành tựu của công nghệ tế bào gốc

Bé Gia Linh sau 3 lần ghép tế bào gốc đã có thể đi lại và cải thiện nhận thức

2.2. Cấy ghép tế bào gốc từ mô mỡ để chữa trị bại liệt

Bệnh nhân Đào Công T., 50 tuổi, từ Hải Phòng, bị tai nạn giao thông gây tổn thương cột sống cổ và liệt tứ chi. Sau nhiều thời gian điều trị không hiệu quả, anh được chuyển tới Bệnh viện ĐKQT Vinmec để truyền tế bào gốc từ mô mỡ

Sau hai đợt tiêm tế bào gốc, bệnh nhân có tiến triển tích cực, có khả năng vận động và cảm giác trở lại. Thành công của ca ghép tế bào gốc này là kết quả của tác dụng giảm viêm, tăng sinh mạch máu và tăng cường dẫn truyền thần kinh của tế bào gốc. 

2.3. Điều trị bệnh nhược cơ nhờ cấy ghép tế bào gốc CD34

Bệnh nhược cơ là tình trạng kết nối giữa thần kinh và cơ bị ngăn cản, gây ra suy yếu cơ bắp hoặc dao động cơ thay đổi theo thời gian. Chị Nguyễn Thị V.A là một trong 40 bệnh nhân bị nhược cơ được chọn lựa để điều trị bằng tế bào gốc CD34. Ca phẫu thuật được thực hiện bởi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và đã đạt được kết quả thành công.

Trong quá trình điều trị, chị được cấy ghép bằng tế bào gốc CD34, loại tế bào gốc được loại bỏ hoàn toàn yếu tố tự miễn. Bệnh nhân đã trải qua quá trình diệt tế bào gốc trong tủy xương để loại bỏ khả năng miễn dịch, sau đó tiến hành ghép tế bào gốc tinh khiết CD34.

Các bác sĩ đã sử dụng yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt để tăng sinh tế bào gốc từ tủy xương ra máu ngoại vi. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được điều trị với phác đồ và hóa chất để diệt tủy. Sau quá trình điều trị, chị Nguyễn Thị V.A đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tích cực, với khả năng cử động của các cơ toàn thân.

Điều trị bệnh nhược cơ nhờ cấy ghép tế bào gốc CD34

Bệnh viện 108 điều trị thành công bệnh nhược cơ nhờ cấy ghép tế bào gốc CD34

2.4. Tế bào gốc từ răng sữa

Tế bào gốc từ răng sữa có khả năng tự đổi mới và hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực y học. Chúng có khả năng tái tạo và sửa chữa các mô và tế bào trong cơ thể con người.

Tế bào gốc từ răng sữa đã được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý như viêm nhiễm, bệnh nghệ niêm mạc miệng, bệnh lý nướu và mất răng. 

2.5. Phương pháp và kết quả điều trị bệnh bạch cầu bằng tế bào gốc

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư máu phát triển từ tủy xương, nơi tế bào gốc xuất phát. Hiện nay, phương pháp điều trị thông thường bao gồm hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, ở Bệnh viện Great Ormond Street, London, Anh, các bác sĩ đã thành công trong việc chữa khỏi hai trẻ sơ sinh mắc bệnh bạch cầu bằng cách sử dụng tế bào gốc. 

Theo thông tin từ Technology Review, tế bào gốc được lấy từ người hiến tặng, sau đó được biến đổi để tấn công ung thư trước khi được tiêm vào cơ thể người bệnh. Nhóm nghiên cứu cũng kỳ vọng rằng phương pháp này sẽ mở ra cơ hội cho các bệnh nhân ung thư.

2.6. Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị tiểu đường tuýp 1

Theo nghiên cứu của Đại học Y Washington và Đại học Harvard, tế bào gốc từ da của bệnh nhân tiểu đường có thể biến thành tế bào tiết insulin. Phương pháp này đánh giá là tiềm năng hơn so với các phương pháp truyền thống. 

Tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành các tế bào tiết insulin và tái tạo chức năng đảo tụy. Bằng cách đưa tế bào gốc vào tổ chức tuyến tụy thông qua động mạch và dưới sự định hướng của môi trường tuyến tụy, tế bào gốc có thể thay thế các tế bào beta bị tổn thương và phục hồi chức năng insulin. 

Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị tiểu đường tuýp 1

Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị tiểu đường tuýp 1

2.7. Dự án và kỹ thuật tái tạo tế bào não bằng tế bào gốc.

Theo dự án năm 2016 của các nhà khoa học Mỹ, các tế bào gốc có khả năng biến đổi thành tế bào não. Dự án này nhằm tái sinh tế bào não của 20 bệnh nhân đã được tuyên bố chết não từ chấn thương sọ não, sử dụng kỹ thuật kết hợp tế bào gốc và kích thích laser. 

Quá trình này đang được thử nghiệm và hy vọng sẽ đem lại kết quả tích cực cho bệnh nhân, mở ra triển vọng mới trong điều trị các chứng thoái hóa như Alzheimer, Parkinson. Để hiểu rõ hơn về lịch sử và quá trình nghiên cứu tế bào gốc, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết tại Lịch sử nghiên cứu tế bào gốc.

3. Ứng dụng của tế bào gốc trong điều trị bệnh

Với sự phát triển của công nghệ tế bào gốc, nhiều bệnh lý đã được điều trị hiệu quả. Dưới đây là tính ứng dụng của tế bào gốc trong điều trị một số loại bệnh:

  • Bệnh về tim mạch: Tế bào gốc có khả năng tái tạo các mô tim bị tổn thương do các cơn đau tim hoặc các bệnh lý tim mạch khác. Việc cấy ghép tế bào gốc vào tim có thể giúp cải thiện chức năng tim, thúc đẩy quá trình phục hồi và giảm thiểu các biến chứng. 
  • Bệnh về máu: Tế bào gốc tạo máu tạo ra các tế bào máu mới, thay thế những tế bào bị tổn thương hoặc mất đi, giúp điều trị các bệnh về máu như thiếu máu, bạch cầu, ung thư máu… giúp tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
  • Bệnh tiểu đường: Phương pháp điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc giúp tế bào hấp thụ glucose trực tiếp mà không cần insulin thông qua việc cấy tế bào gốc non vào cơ thể. Điều này có thể giúp khôi phục khả năng tự sản xuất insulin của cơ thể, mang lại một giải pháp tiềm năng cho việc quản lý bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. 
  • Làm đẹp và chăm sóc da: Với khả năng tái tạo và phục hồi các tế bào da, các sản phẩm và liệu pháp sử dụng tế bào gốc giúp cải thiện tình trạng da, làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn và tăng độ đàn hồi cho da. 

Ứng dụng của tế bào gốc trong điều trị bệnh

Tế bào gốc đang được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý

Các thành tựu của công nghệ tế bào gốc đang mở ra những triển vọng mới trong điều trị và chăm sóc sức khỏe. Hy vọng rằng các phát hiện và ứng dụng tiếp theo sẽ tiếp tục mang lại những đột phá lớn trong lĩnh vực này, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên toàn thế giới.