Tế bào gốc từ lâu đã được xem như “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa cho nền y học hiện đại, mang đến những phương pháp điều trị đột phá cho nhiều căn bệnh nan y. Tuy nhiên, nguồn gốc của tế bào gốc vẫn còn là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm và thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng Bhmed giải đáp chi tiết về tế bào gốc lấy từ đâu, nguồn gốc của các loại tế bào gốc phổ biến hiện nay.

1. Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là những tế bào có khả năng tự đổi mới, tăng sinh và biệt hóa thành các loại tế bào chuyên biệt, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng cụ thể trong một mô. Các nguồn tế bào gốc từ máu và mô dây rốn cung cấp một lượng đáng kể tế bào gốc với nhiều ưu điểm vượt trội.

tế bào gốc là gì

Tế bào gốc có khả năng tự đổi mới, tăng sinh và biệt hóa thành các loại tế bào chuyên biệt.

2. Tế bào gốc lấy từ đâu? 7 nguồn lấy tế bào gốc phổ biến hiện nay

Nếu bạn đang thắc mắc các nhà khoa học đã tìm thấy tế bào gốc lấy từ đâu, hãy cùng khám phá 77 nguồn chứa tế bào gốc phổ biến nhất hiện nay:

2.1. Tế bào gốc phôi

Tế bào gốc phôi là những tế bào có nguồn gốc từ phôi thai được lấy từ trứng đã được thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, những phôi này không bao giờ được cấy vào tử cung của người phụ nữ mà sẽ được đem đi hiến tặng với sự đồng ý của người hiến.

Nguồn lấy tế bào gốc

Hình ảnh tế bào gốc phôi trong cơ thể.

Tế bào gốc phôi được lấy từ phôi 3-5 ngày tuổi. Ở giai đoạn này, mỗi phôi trong cơ thể chứa khoảng 150 tế bào và được gọi là phôi nang. Đây là những tế bào gốc đa năng có khả năng phân chia thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể. Tính linh hoạt này cho phép chúng được sử dụng để tái tạo hoặc sửa chữa các mô và cơ quan bị bệnh.

2.2. Tế bào gốc trưởng thành

Tế bào gốc trưởng thành được tìm thấy với số lượng nhỏ trong hầu hết các mô trưởng thành, như tủy xương hoặc mô mỡ. Ngoài tủy xương và mô mỡ, tế bào gốc trưởng thành còn được tìm thấy trong da, máu ngoại vi, tủy răng, và dịch khớp. So với tế bào gốc phôi, chúng có khả năng hạn chế hơn trong việc tạo ra các tế bào khác nhau của cơ thể. 

Tuy nhiên gần đây, nhiều bằng chứng mới cho thấy tế bào gốc trưởng thành có thể tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau, ví dụ như tế bào cơ xương hoặc tim từ tế bào gốc tủy xương

Tế bào gốc trưởng thành

Tế bào gốc trưởng thành có khả năng tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau.

2.3. Tế bào gốc thai

Tiếp tục với câu hỏi lấy tế bào gốc từ đâu thì bên cạnh 2 nguồn trên, tế bào gốc thai còn được các nhà nghiên cứu phát hiện ra trong nước ối và máu cuống rốn. Chúng có khả năng biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt, thường được dùng để điều trị ung thư máu và một số bệnh lý khác. Có nhiều bằng chứng mới đã chỉ ra rằng tế bào gốc trưởng thành có khả năng tạo ra đa dạng loại tế bào khác nhau.

Ví dụ, tế bào gốc từ tủy xương có thể biệt hóa thành tế bào cơ xương hoặc tế bào tim. Những phát hiện này đã thúc đẩy việc tiến hành các thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn đầu để đánh giá tính hữu ích và an toàn của việc sử dụng tế bào gốc trưởng thành trong điều trị.

2.4. Lấy tế bào gốc từ cuống rốn

Tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Máu cuống rốn chứa nhiều tế bào gốc có khả năng ứng dụng trong điều trị hơn 80 loại bệnh lý như bệnh bạch cầu, u lympho, ung thư máu, suy tủy, bệnh tự miễn và các rối loạn di truyền như thiếu máu và tan máu bẩm sinh.

Vai trò của tế bào gốc máu từ cuống rốn

Vai trò của tế bào gốc máu từ cuống rốn

Tế bào gốc từ máu cuống rốn không chỉ hữu ích trong điều trị các bệnh về máu mà còn có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác như tế bào cơ, phổi, thận, gan, não, da, và tuyến tụy. Ngoài ra, việc lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể giúp cung cấp một nguồn tế bào gốc lý tưởng trong tương lai, giảm thiểu nguy cơ phản ứng thải ghép khi sử dụng cho người thân trong gia đình.

2.5. Tế bào gốc từ máu ngoại vi

Tế bào gốc có thể được lấy từ máu ngoại vi, nhưng tỷ lệ thu thập thường khá thấp. Để tăng cường lượng tế bào gốc trong máu ngoại vi, bệnh nhân hoặc người hiến sẽ sử dụng các loại thuốc huy động tế bào, giúp kích thích sự gia tăng tế bào gốc trong máu trước khi quá trình thu thập diễn ra.

Quá trình thu thập tế bào gốc từ máu ngoại vi được thực hiện thông qua máy Apheresis, máy sẽ tách các tế bào gốc tạo máu và trả lại các thành phần máu không cần thiết cho cơ thể. Quá trình này được coi là an toàn, và các tác dụng phụ thường chỉ là các triệu chứng nhẹ như đau mỏi hoặc giảm canxi trong máu do sử dụng thuốc huy động tế bào.

2.6. Tế bào gốc từ tủy xương

Tế bào gốc từ tủy xương là một trong những nguồn tế bào gốc quan trọng, chủ yếu chứa tế bào gốc tạo máu (hematopoietic stem cells) và tế bào gốc trung mô (mesenchymal stem cells). Tế bào gốc tạo máu từ tủy xương có khả năng tạo ra các loại tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, trong khi tế bào gốc trung mô có thể biệt hóa thành các loại tế bào khác như xương, sụn, mỡ và cơ.

Tế bào gốc tủy xương

Tế bào gốc tủy xương

Tế bào gốc tủy xương đã được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về máu và các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, tủy xương còn là nguồn tế bào gốc chủ yếu trong điều trị các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.

2.7 Tế bào gốc từ mô mỡ

Tế bào gốc từ mô mỡ (ADSC) là một loại tế bào gốc trung mô có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau như sụn, xương, da và cơ tim. Đây là nguồn tế bào gốc lý tưởng trong y học tái tạo vì việc thu nhận không xâm lấn, dễ dàng nuôi cấy và tăng sinh nhanh. Đặc biệt, tế bào gốc từ mô mỡ đang trở thành xu hướng trong lĩnh vực thẩm mỹ và điều trị các tổn thương mô mềm.

3. Ứng dụng tế bào gốc trong việc chữa trị

3.1. Y học tái sinh

Tế bào gốc có khả năng tái tạo và sửa chữa các mô bị tổn thương hoặc bị hỏng trong cơ thể. Chúng có thể biến đổi thành các tế bào cụ thể như tế bào cơ tim, tế bào máu, hoặc tế bào thần kinh. Ứng dụng này rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh như chấn thương cột sống, bệnh tiểu đường loại 1, Parkinson, Alzheimer, các vấn đề tim mạch, đột quỵ, bỏng, ung thư và viêm khớp.

3.2. Thử nghiệm thuốc mới

Tế bào gốc cũng có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra độ an toàn và hiệu quả của các loại thuốc mới trước khi áp dụng cho người. Ví dụ, việc tạo tế bào thần kinh để kiểm tra một loại thuốc mới cho bệnh thần kinh có thể giúp xác định liệu loại thuốc này có ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào không và liệu chúng có bị tổn thương không.

3.3. Điều trị bệnh

Tế bào gốc đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư máu, lupus ban đỏ, thoái hóa khớp, và các bệnh liên quan đến hệ thần kinh và tim mạch. Phương pháp ghép tế bào gốc đã giúp cứu sống nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Ứng dụng tế bào gốc

Ứng dụng tế bào gốc trong việc chữa trị bệnh bạch cầu.

Hiện nay, các nhà khoa học đang tiến hành nhiều thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của việc sử dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh lý khác như bệnh thần kinh, tim mạch, tiểu đường và nhiều bệnh thoái hóa khác.

Với những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã trả lời được cho câu hỏi nên tế bào gốc lấy từ đâu, từ đó ứng dụng nó cho các bệnh nhân đang gặp phải những căn bệnh nan y. Tế bào gốc đang dần khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và mang lại hy vọng cho những bệnh nhân tuyệt vọng. Tuy nhiên, tế bào gốc cũng có những mặt hại mà người dùng cần lưu ý, để biết những nhược điểm này là gì mời bạn đọc thêm bài viết Tác hại của tế bào gốc là gì? Sự thật bạn cần biết

Bài viết trên đã giúp bạn biết được tế bào gốc lấy từ đâu và ứng dụng tuyệt vời của nó trong nền y học hiện đại. Hy vọng rằng, những thông tin được Bhmed chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của tế bào gốc trong việc duy trì sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
———————
Liệu pháp tế bào sinh học – Organotherapy
Địa chỉ: 119 Hùng Vương, P4, Q5, HCM
Hotline: 098 3131 522 – (028) 3830 6368
Fanpage: www.facebook.com/BhmedVN