Mức estrogen có thể bị suy giảm do nhiều yếu tố như lão hóa, chế độ ăn uống không hợp lý, stress hay sử dụng thuốc. Khi estrogen giảm, phụ nữ có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có cách tăng estrogen cho phụ nữ nào không? Hãy cùng Bhmed tìm hiểu trong bài viết sau đây. 

1. Estrogen là gì? Vai trò của estrogen đối với sức khỏe phụ nữ

Estrogen là một nội tiết tố nữ chủ yếu được sản xuất từ buồng trứng, một lượng nhỏ lại được sản xuất từ tuyến thượng thận và tế bào mỡ. Trong thời kỳ mang thai, nhau thai cũng tham gia vào quá trình sản xuất estrogen. 

Hormone này di chuyển qua máu, thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm việc định hình các đặc điểm giới tính nữ như sự phát triển của lông mu, sự nở ngực, và khởi phát quá trình kinh nguyệt.

Ngoài những chức năng liên quan đến sinh sản và tình dục, estrogen còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa cholesterol, bảo vệ sức khỏe xương, chức năng của não bộ, tim mạch, da, tóc, và các mô khác trong cơ thể. 

Hormone estrogen gồm 3 loại chính: Estrone (E1), Estradiol (E2) và Estriol (E3).

  • Estrone (E1): Loại estrogen yếu, chủ yếu ở phụ nữ sau mãn kinh, tồn tại ở mô cơ thể, đặc biệt là cơ bắp và chất béo, có thể chuyển đổi thành Estradiol và ngược lại.
  • Estradiol (E2): Loại estrogen mạnh nhất, sản xuất bởi buồng trứng, là nguyên nhân dẫn tới các bệnh phụ khoa như u xơ, ung thư, nội mạc tử cung,…
  • Estriol (E3): Loại estrogen yếu, được tạo ra khi cơ thể dùng Estradiol và không thể chuyển đổi thành E1 hoặc E2. Thời kỳ mang thai là thời kỳ sản sinh Estriol mạnh nhất. 

Ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời, nồng độ estrogen ở phụ nữ lại có mức độ khác nhau. Nồng độ estrogen ở mỗi giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn dậy thì (12 – 16 tuổi): Estrogen dồi dào nhất, tăng cao ở nửa đầu chu kỳ kích thích rụng trứng, và có thể tụt nhanh chóng sau đó. Thiếu estrogen ở giai đoạn này có thể gây chậm phát triểnrối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. 
  • Giai đoạn tiền mãn kinh: Estrogen bắt đầu suy giảm, kèm theo các triệu chứng như tăng cân, kinh nguyệt bất thường và khô âm đạo.
  • Giai đoạn mãn kinh: Estrogen giảm tự nhiên, nhưng có thể tụt thấp hơn ở phụ nữ trẻ do phẫu thuật buồng trứng.
Estrogen là gì? Vai trò của estrogen đối với sức khỏe phụ nữ

Estrogen là một nội tiết tố nữ chủ có vai trò quan trọng

2. Các cách tăng estrogen tự nhiên

Để tăng estrogen tự nhiên, các chị em cần bổ sung các loại thực phẩm giàu estrogen và xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học. 

2.1 Chế độ ăn uống

Một trong những cách tăng estrogen cho phụ nữ hiệu quả và tốt nhất chính là các loại thực phẩm giàu estrogen. Ví dụ như:

  • Đậu nành: Đậu nành chứa isoflavone, một loại phytoestrogen tương tự estrogen tự nhiên. Isoflavone có tác dụng tăng cường nội tiết tố nữ, cải thiện sức khỏe sinh sản và giảm thiểu các triệu chứng mãn kinh.
  • Hạt lanh: Hạt lanh chứa lignans, một loại phytoestrogen có tác dụng cân bằng nội tiết tố, cải thiện sức khỏe tim mạch và chống oxy hóa. Bạn có thể thêm hạt lanh vào các món salad hoặc sinh tố để tận dụng lợi ích của chúng.
  • Hạt mè: Hạt mè là nguồn dồi dào phytoestrogen, có khả năng làm tăng mức độ estrogen ở phụ nữ mãn kinh. Nghiên cứu cho thấy ăn khoảng 50 gram hạt mè mỗi ngày trong vòng 5 tuần không chỉ thúc đẩy hoạt động của estrogen mà còn góp phần cải thiện chỉ số cholesterol trong máu.
  • Quả mọng: Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất và mâm xôi chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và cả Phytoestrogen giúp hỗ trợ duy trì hoạt động của Estrogen và cải thiện sức khỏe sinh sản
  • Các loại rau họ cải: Đây là nguồn cung cấp phong phú Phytoestrogen, có đặc tính chống ung thư và chống viêm. Súp lơ xanh và trắng chứa hoạt chất Secoisolariciresinol, trong khi cải Bruxelles và bắp cải lại dồi dào Coumestrol. Chúng đều giúp hỗ trợ hoạt động của Estrogen trong cơ thể.
  • Cá hồi: Cá hồi là một trong những nguồn thịt động vật giàu estrogen. Vitamin D có trong cá hồi không chỉ kích thích sản xuất estrogen mà còn kết hợp với hàm lượng amino acid và omega-3 giúp ổn định lượng nội tiết tố trong máu.

Ngoài ra, còn rất nhiều rất nhiều thực phẩm giàu estrogen khác như đậu xanh, đậu đỏ, bí đao, khoai tây, quả đào, tỏi, ngũ cốc,… Dù cần bổ sung các loại thực phẩm để tăng estrogen nhưng bạn vẫn cần đảm bảo tuân theo nguyên tắc xây dựng thực đơn cân bằng để có thể không bị thiếu chất. 

Các cách tăng estrogen tự nhiên

Các loại thực phẩm giàu estrogen

2.2 Lối sống lành mạnh

Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm giàu estrogen, các chị em cần xây dựng lối sống lành mạnh.

  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hormone. Thiếu ngủ có thể dẫn đến sự mất cân bằng giữa các hormon như Estrogen, Catecholamine, và Prolactin. Chính vì thế hãy cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêmngủ trước 10 giờ tối
  • Giảm stress: Stress lâu dài có thể dẫn đến sự mất cân bằng hormone nghiêm trọng. Việc giữ cho tinh thần thoải mái và tích cực sẽ giúp cơ thể duy trì sự ổn định của các hormone. Các chị em có thể ngồi thiền, yoga hoặc nghe nhạc thư giãn từ 10 – 15 phút mỗi ngày để giúp cơ thể trở về trạng thái tốt.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện lưu thông máu và thúc đẩy sản xuất estrogen tự nhiên. Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập yoga hoặc đơn giản hơn mà đi bộ, chạy bộ,…
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại: Hóa chất độc hại trong môi trường sống như Phthalates trong mỹ phẩm, có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, bao gồm cả estrogen. Vì thế hãy ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe.
Lối sống lành mạnh

Tập thể dục đều đặn để có cơ thể khỏe mạnh

Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cân bằng nội tiết tố từ Bhmed như một giải pháp an toàn và hiệu quả để tăng cường estrogen. Một trong những sản phẩm nổi bật từ Bhmed là Viên uống tế bào gốc nhau thai cừu Vital Cell Softgels Premium Extract.

Viên uống nhau thai cừu Vital Cell Softgels Premium Extract.

Viên uống nhau thai cừu Vital Cell Softgels Premium Extract.

Sản phẩm này chứa chiết xuất từ nhau thai cừu giàu dưỡng chất tự nhiên, giúp tăng cường nội tiết tố và cải thiện sức khỏe tổng thể. Nhau thai cừu không chỉ cung cấp các axit amin thiết yếu và chất chống oxy hóa mạnh mẽ, mà còn hỗ trợ sản sinh estrogen tự nhiên, giúp cân bằng nội tiết tố cho phụ nữ, đặc biệt là trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Sử dụng viên uống này đều đặn có thể giúp cải thiện làn da, tăng độ đàn hồi và ngăn ngừa lão hóa.

Bên cạnh chiết xuất nhau thai cừu, sản phẩm của Bhmed còn chứa các thành phần quý giá như tinh dầu olive, dầu nhuyễn thể, dầu gan cá tuyết, và tinh dầu hoa anh thảo. Những thành phần này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe làn da mà còn hỗ trợ điều chỉnh hormone, giúp cơ thể duy trì mức estrogen ổn định.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức estrogen

Mức estrogen bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một số yếu tố làm tăng estrogen, một số yếu tố lại làm giảm mức estrogen trong cơ thể. Nắm bắt được nguyên nhân làm tăng, giảm estrogen sẽ giúp các chị em dễ dàng tìm được phương án cải thiện hợp lý. 

  • Các yếu tố làm giảm mức estrogen
    • Suy buồng trứng
    • Suy giảm chức năng tuyến yên
    • Sảy thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
    • Chứng chán ăn tâm thần
    • Tập luyện hoặc huấn luyện quá mức
    • Sử dụng thuốc điều trị chẳng hạn như clomiphene
    • Phụ nữ mới sinh con, đang cho con bú
    • Quá gầy
  • Các yếu tố làm tăng mức estrogen
    • Thừa cân và béo phì
    • Tăng huyết áp
    • Đái tháo đường
    • Mang thai khỏe mạnh
    • Có khối u ở buồng trứng hoặc tuyến thượng thận
    • Sử dụng thuốc điều trị như các steroid, ampicillin hoặc thuốc có chứa thành phần estrogen, phenothiazine, tetracycline.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức estrogen

Thừa cân sẽ làm tăng lượng estrogen trong cơ thể

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Tăng estrogen bằng thuốc có an toàn không?

Các loại thuốc giúp tăng estrogen hiện nay có rất nhiều công dụng nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, rong kinh, buồn nôn, tức ngực,… Thậm chí nếu bổ sung thừa Estrogen còn có nguy cơ mắc ung thư. Vì thế nếu muốn tăng estrogen bằng thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

4.2. Tăng estrogen có gây tăng cân không?

Nồng độ hoạt chất estrogen tăng vượt mức cho phép có thể gây rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Hệ quả là sự chuyển hóa glucose trong máu trở thành mỡ sẽ tăng lên, dẫn đến sự gia tăng kích thước của các tế bào mỡ lên tới 4 lần, từ đó gây tăng cân. 

4.3. Tăng estrogen có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Tăng estrogen có thể gây ra các vấn đề kinh nguyệt như chu kỳ bất thường, ra huyết giữa kỳ, đa kinh và làm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) nặng hơn. 

Tăng estrogen có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Tăng estrogen làm ảnh hưởng đến hội chứng tiền kinh nguyệt

4.4. Những ai không nên tăng estrogen?

Một số đối tượng không nên tăng estrogen bao gồm:

  • Phụ nữ có tiền sử ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, có khối u ở cổ tử cung, u lành và u ác tính ở vú, lạc nội mạc tử dung.
  • Phụ nữ bị các bệnh tim mạch, huyết khối, tai biến mạch máu não
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Người mắc bệnh tăng huyết áp
  • Người ra huyết âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Người bị tiểu tường, bệnh Lupus ban đỏ, mắc các bệnh về gan mật

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã biết cách tăng estrogen cho phụ nữ. Estrogen là một hormone quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ. Việc duy trì mức estrogen phù hợp giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản, cải thiện sức khỏe tim mạch và giữ cho làn da luôn trẻ trung, rạng rỡ.