Ngân hàng mô ra đời đã mang lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân, mở ra những cánh nửa mới trong phòng và điều trị bệnh. Vậy ngân hàng mô là gì, chúng đóng vai trò gì trong cuộc sống. Cùng Bhmed tìm hiểu về ngân hàng mô trong bài sau. 

1. Ngân hàng mô là gì? Định nghĩa, vai trò và tầm quan trọng.

Theo quy định của tại khoản 10 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006, ngân hàng mô là cơ sở y tế có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển và cung ứng mô. 

Mô được định nghĩa là một tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người.

Hiện nay có 2 mô hình ngân hàng mô là: 

  • Ngân hàng mô thuộc cơ sở y tế, trường Đại học Y, Đại học Y Dược nhà nước hoặc tư nhân: Tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển và cung ứng mô phục vụ khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học cho Ngân hàng mô khác hoặc cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học.
  • Ngân hàng mô độc lập: Đây là ngân hàng mô do tổ chức, cá nhân thành lập: theo quy định pháp luật cũng thực hiện những chức năng tương tự trong lĩnh vực khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Nhìn chung, cả hai mô hình ngân hàng mô này đều có vai trò tiếp nhận, thu thập, xử lý, lưu trữ và nghiên cứu mô, từ đó không chỉ giúp cải thiện sức khỏe con người mà còn thúc đẩy tiến bộ khoa học và phát triển xã hội.

Ngân hàng mô là cơ sở y tế tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển và cung ứng mô

Ngân hàng mô là cơ sở y tế tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển và cung ứng mô

2. Hoạt động của Ngân hàng mô

Hoạt động của Ngân hàng mô gồm có 4 nhiệm vụ chính là tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ và cung ứng mô: 

  • Tiếp nhận mô: Thu thập mô hiến tặng từ bệnh nhân hoặc người đã khuất, tiến hành sàng lọc và kiểm tra để đảm bảo chất lượng, an toàn, ghi chép thông tin về nguồn gốc và đặc điểm của mô.
  • Bảo quản mô: Áp dụng phương pháp bảo quản tiên tiến như đông lạnh (-196°C) và nuôi cấy mô, giữ mô trong điều kiện thích hợp để duy trì chức năng và chất lượng, đồng thời theo dõi định kỳ để đảm bảo chất lượng của mô. 
  • Lưu trữ mô: Sử dụng hệ thống quản lý thông tin hiện đại để lưu trữ, phân loại và sắp xếp mô khoa học, đảm bảo an toàn và bảo mật các thông tin về mô.
  • Cung ứng mô: Cung cấp mô cho các cơ sở y tế uy tín phục vụ cấy ghép, phẫu thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo y học.
Bảo quản mô trong môi trường lạnh

Bảo quản mô trong môi trường lạnh

3. Vai trò của Ngân hàng mô trong cuộc sống

Ngân hàng mô có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến 3 lĩnh vực là y học, nghiên cứu khoa học và xã hội.

3.1 Trong y học

Ngân hàng mô có vai trò rất lớn trong y học, mang lại nhiều lợi ích trong việc chữa bệnh cho con người như:

  • Cứu sống bệnh nhân: Cung cấp nguồn mô phục vụ cấy ghép tim, gan, thận, tủy xương, nâng cao tỷ lệ thành công và mang lại hy vọng cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Cung cấp mô cho các ca phẫu thuật phục hồi chức năng da, sụn, xương, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu di chứng sau tai nạn hay bệnh tật.
  • Bảo vệ sức khỏe trong tương lai: Lưu trữ tế bào gốc khi còn trẻ có tốt hơn so với khi già yếu, việc này giúp bảo vệ sức khỏe trong tương lai, đặc biệt khi đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm. 
Ngân hàng mô mang lại hy vọng cho những bệnh nhân

Ngân hàng mô mang lại hy vọng cho những bệnh nhân

3.2 Trong nghiên cứu khoa học

Ngân hàng Mô còn được xây dựng nhằm mục đích nghiên cứu khoa học. Nó sẽ là nguồn cung cấp mẫu mô cho các nghiên cứu về sinh học, y học, dược học,… cho các nhà khoa học. Họ sẽ thực hiện các nghiên cứu nhằm khám phá cơ chế bệnh lý và phát triển thuốc mới, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

3.3 Trong xã hội

Ngân hàng mô không chỉ phục vụ cho mục đích y tế và nghiên cứu mà còn có tác động tích cực đến xã hội như:

  • Lợi ích kinh tế: Điều trị bằng tế bào gốc tốn kém, nhưng chi phí vẫn thấp hơn so với cấy ghép các cơ quan như tim, gan, thận. Lưu trữ tế bào gốc giúp tiết kiệm chi phí điều trị trong tương lai khi chi phí y tế tăng.
  • Nâng cao nhận thức cộng đồng: Tuyên truyền và giáo dục về tầm quan trọng của việc hiến tặng mô giúp xây dựng văn hóa hiến tặng, nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực y tế.
  • Đào tạo nguồn nhân lực y tế: Cung cấp mẫu mô cho sinh viên y khoa thực hành kỹ thuật cấy ghép và phẫu thuật, từ đó nâng cao tay nghề và chất lượng đào tạo y khoa, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.
Cung cấp mô phục vụ hoạt động nghiên cứu

Cung cấp mô phục vụ hoạt động nghiên cứu

4. Lợi ích của việc lưu trữ tế bào gốc

Tế bào gốc có tiềm năng to lớn trong việc điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau, trong đó có cả các bệnh nan y. Vì thế lưu trữ tế bào gốc trong ngân hàng mô có ý nghĩa ở hiện tại mà còn trong tương lai. Dưới đây là những ứng dụng tế bào gốc phổ biến nhất:

  • Tế bào gốc có thể điều trị nhiều bệnh, lưu trữ tế bào gốc sẽ đảm bảo có sẵn nguồn tế bào khi cần thiết.
  • Khoảng 80 bệnh lý nguy hiểm có thể điều trị bằng tế bào gốc từ máu và mô cuống rốn.
  • Tế bào gốc phôi và mô dây rốn có thể dùng để chữa bệnh cho trẻ sơ sinh và người lớn có cùng huyết thống do độ phù hợp cao. 
  • Tế bào gốc có tiềm năng lớn trong y học tái tạo mô, các cơ quan và bộ phận của cơ thể. 
Lưu trữ tế bào gốc dùng để chữa bệnh cho trẻ sơ sinh và người lớn có cùng huyết thống

Lưu trữ tế bào gốc dùng để chữa bệnh cho trẻ sơ sinh và người lớn có cùng huyết thống

5. Thách thức và triển vọng của ngân hàng mô

Thị trường ngân hàng mô toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ khoảng 1,46 tỷ USD vào năm 2021 lên 3,34 tỷ USD vào năm 2029, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (CAGR) khoảng 10,90% trong giai đoạn dự báo từ 2022 đến 2029. Sự tăng trưởng này được đánh giá là do:

  • Dân số già tăng dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính cao hơn, cần nhiều ca ghép mô và liệu pháp tái tạo hơn.
  • Lượng người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư tăng trên toàn cầu, làm tăng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng mô.
  • Những đổi mới trong y học tái tạo và phát triển thuốc đang nâng cao khả năng và ứng dụng của các ngân hàng mô.
Chi phí lưu trữ mô khá cao, chưa có nhiều nhân lực có kỹ năng

Chi phí lưu trữ mô khá cao, chưa có nhiều nhân lực có kỹ năng

Mặc dù có triển vọng tăng trưởng đầy hứa hẹn, nhưng một số thách thức đang cản trở sự phát triển của ngân hàng mô:

  • Chi phí cao: Gánh nặng tài chính liên quan đến việc thiết lập và duy trì ngân hàng mô có thể rất lớn, đặc biệt đối với các tổ chức nhỏ hoặc ở các khu vực đang phát triển.
  • Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng: Có sự thiếu hụt đáng kể các chuyên gia được đào tạo trong lĩnh vực này, điều này có thể hạn chế hiệu quả hoạt động và kiểm soát chất lượng trong các ngân hàng mô.
  • Tuân thủ quy định: Khi thực hiện đúng các quy định phức tạp liên quan đến việc thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối mô gặp nhiều khó khăn cho nhiều tổ chức.
  • Vấn đề đạo đức: Các vấn đề liên quan đến sự đồng ý, quyền sở hữu mẫu sinh học và các thực tiễn thương mại hóa đang đặt ra những câu hỏi đạo đức liên tục cần được giải quyết.

Ngân hàng mô có triển vọng rất lớn trong tương lai, tuy nhiên vẫn cần vượt qua những thách thức để phát huy hết tiềm năng của mình. Hy vọng, qua bài viết trên, Bhmed đã giúp bạn đọc đã hiểu được định nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của ngân hàng mô.